Hỗ trợ trực tuyến

Tổng quan kỹ thuật nuôi tôm sú trong ao bạt

Mô hình nuôi tôm sú trong ao bạt ngày càng được phổ biến rộng rãi khắp cả nước khi ao lót bạt ra đời Tôm sú Tên tiếng anh: Giant tiger prawn Tên khoa học: Penaeus monodon Tên gọi khác: Penaeus carinatus, Asian tiger shrimp

Ngày đăng: 13-06-2019

5762 Lượt xem

kHÁI QUÁT TỔNG HỢP KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ TRONG AO BẠT

Phân loại
Ngành:Arthropoda
Lớp:Malacostraca
Bộ:Decapoda
Họ:Penaeidae
Giống:Penaeus
Loài:Penaeus monodonFabricius, 1798
tom su.jpg (42 KB)
CẤU TẠO
Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau:
-Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm sú, phía trên chủy có 7-8 răng và dưới chủy có 3 răng.
-Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm
-Ba cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội
-Năm cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò
-Cặp chân bụng: bơi
-Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp.
-Bộ phận sinh dục (nằm dưới  bụng)
Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi  tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.
Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm. 
TẬP TÍNH ĂN
Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.
Trong  tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút. Nuôi tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4-5 giờ trong dạ dày.
LỘT XÁC
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng.
NUÔI TÔM SÚ TRÊN AO NỔI
Nuôi tôm sú trong ao nổi tiết kiệm được hơn 40% diện tích đất so với ao chìm. Thuận tiện cho công tác cải tạo ao cũng như thu hoạch dễ dàng. Phòng chống dịch bệnh cao, dễ quản lý môi trường ao nuôi.
Với loại hình Nuôi tôm sú trên ao nổi này còn tiết kiệm thời gian thi công, dễ vận hành và bảo dưỡng. Lượng phèn tiềm tàng không phát triển được sẽ hạn chế tối đa tác động xấu cho môi trường khu vực nuôi.
Thiết kế bể ương, nuôi nổi và ao lắng:
 Bể ương, nuôi nổi  có cấu tạo cơ bản gồm 1 lớp lưới, 1 lớp khung và 1 lớp bạt và thường nằm cao hơn mặt đất
- Đường kính và kết cấu của bể còn tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của người nuôi. Bể ương thường nhỏ hơn bể nuôi nhưng vẫn thiết kế giống nhau.
- Bể thông thường cấu tạo sẽ là các cây thép ghép nối lại với nhau.
- Bể nuôi nổi thì khối nước lớn hơn bể ương, vì vậy các cây thép sẽ hàn lại với nhau theo dạng vỉ để tăng phần chắc chắn cho bể
- Bạt lót nên dùng HDPE dày 0,75mm là tối ưu, có khả năng chống thấm gần như tuyệt đối, đảm bảo lượng nước giữ trong hồ luôn ổn định.
ao nuoi tom thanh hoa.jpg (2.21 MB)
-Ao lắng: chiếm diện tích và thể tích nước phải tương đương so với ao nuôi để có thể cung cấp nước kịp thời.
-Trang bị đầy đủ như máy bơm nước, hệ thống cung cấp oxy (quạt nước), các loại máy đo pH, độ kiềm, độ mặn, độ trong…và các dụng cụ khác phục vụ cho nuôi tôm. Sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuôi như: Chất khoáng, Dolomite, chế phẩm sinh học, vitamin, men vi sinh…
Lấy nước và xử lí nước:
-Lấy nước vào ao nuôi qua túi lọc bằng vải katê nhằm ngăn chặn không cho trứng và ấu trùng và các loài giáp xác, cá con và các địch hại khác vào ao.
-Diệt khuẩn nguồn nước bằng Iodine
– Sau đó bà con nên tiến hành gây màu nước, tốt nhất nên gây màu nước bằng phương pháp ủ lên men mật đường, cám gạo,.. hoặc bổ sung các loại vi sinh, khoáng chất,...
– Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường sao cho hợp lý nhất: pH 7,5 – 8,5, độ kiềm 80 – 120 mg/l, độ mặn 15 – 25 ‰ , độ trong 35 – 45 cm, H2S < 0,03 mg/l, NH3 < 0,1 mg/l, nhiệt đô từ 28 – 31 độ C.
Chọn và thả giống
-Tôm giống phải sạch bệnh, chất lượng tốt, cỡ đồng đều, phản ứng nhanh nhẹn, mắt mở, đuôi xòe, không có chất bẩn bám trên tôm.
– Thả nuôi với mật độ từ 25 – 60 con/m2 tùy theo khả năng và điều kiện ao nuôi mà bà con lựa chọn mật độ nuôi phù hợp nhất.
-Thả tôm vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát đồng thời thuần nhiệt độ và độ mặn để tránh tôm bị sốc nhiệt.
Chăm sóc và quản lí ao nuôi
-Quản lí môi trường: Thực hiện đo pH 2 lần/ngày (6giờ sáng và 2 giờ chiều) để kiểm soát pH thích hợp 7-8,5.
-Thường xuyên kiểm tra màu nước, độ kiềm, oxy, tảo của ao nuôi.
-Sử dụng thức ăn công nghiệp cao cấp có hệ số chuyển đổi thức ăn 1:1,5 (1 kg tôm thương phẩm tiêu tốn 1,5kg thức ăn).
-Hàng ngày thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm, kiểm tra mức độ thức ăn của tôm để điều chỉnh phù hợp và hạn chế để thức ăn dư thừa
– Bổ sung thêm vào khẩu phần thức ăn các loại khoáng chất, vitamin cần thiết và men vi sinh có lợi, giúp tôm tăng sức đề kháng, ăn khỏe và nhanh lớn.
Thu hoạch
-Thời gian thu hoạch thường khoảng 90 ngày tuổi, tùy vào giá cả thị trường, nhu cầu người nuôi và chất lượng của ao nuôi.
-Có thể thu tỉa hoặc thu toàn phần.

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)

TIN MỚI NHẤT