Hỗ trợ trực tuyến

Kỹ thuật nuôi cá leo

Kỹ thuật nuôi cá leo hay còn gọi theo tân khác là cá Nheo; vậy kỹ thuật nuôi cá leo có gì cần lưu ý để đạt được vụ nuôi tốt.

Ngày đăng: 25-04-2022

3155 Lượt xem

Điều đầu tiên trong bước kỹ thuật nuôi cá leo; bà con cần nắm được đặc tính sinh học cá leo để chọn được vị trí nuôi phù hợp, cũng như cách chăm sóc cá leo.

ky thuat nuoi ca leo.jpg (424 KB)

Đặc tính sinh học cá leo

Cá Leo tên tiếng Anh là Freshwater Shark hay Helicoper Catfish. Ở Việt Nam, cá Leo có một số tên gọi khác như cá Leo ở miền Nam và cá Nheo ở miền Bắc.

Cá leo sống ở vùng nước ấm, nước ngọt, nước lợ

Nhiệt độ cá leo có thể sống từ 19-290C, nhưng để phất triển tốt là 22-250C

Độ pH dao động từ  6.0 – 7.6

Cá leo là loài cá dữ, bắt mồi chủ yếu về ban đêm

Cá leo thích sống ở diện tích rộng rãi không gò bó chật hẹp

Cá có thể đạt chiều dài 2m, cân nặng tối đa là 25kg

Mực nước dao động từ 1,5 -2m

Mật độ thả 2-3con/ m2 , nuôi theo dạng công nghiệp có thể thả 5-10co/m2

Thời gian nuôi khoảng 5-6 tháng cá có thể đạt trọng lượng 0,8-1kg/con

Khi bà con nắm được tập tính sinh học loài cá này rất dễ triển khai các bước kỹ thuật nuôi cá leo cho người mới hoặc người đã nuôi cập nhật thêm những điều còn thiếu sót.

Thiết kế ao nuôi cá leo cá nheo

Có thể thiết kế ao nổi lót bạt có độ sâu từ 1,5-2m

Có lớp che phủ ao nuôi không được quá 30%, tốt nhất không bị rợp bóng vì cá leo là loài cá thích hợp điều kiện nước ấm

Thiết kế hệ thống cấp nước cũng như thoát siphon tiện lợi

Nguồn nước cấp vào ao nuôi phải thông qua túi lọc nước, đảm bảo nguồn nước sạch không bị nhiễm được

Mật độ thả cá leo

Mật độ thả cá leo đối với người mới nuôi hoặc thả thưa thì 2-3con/m2 , Nếu nuôi cá dạng công nghiệp làm kinh tế thì có thể thả mật độ từ 5-10con/m2, với mật độ thả cá còn phụ thuộc phần lớn vào kỹ thuật, kinh nghiệm người nuôi.

Nên chọn con giống khỏe mạnh, không trầy xước, không bị mất nhớt, cá đồng đều …có nguồn gốc xuất xứ cũng như kiểm dịch theo tiêu chuẩn của quản lý thủy sản quy định.

Nên thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, nên thuần cá trong ao chuẩn bị thả khoảng 15-20 phút tránh sốc nhiệt.

Nếu kỹ hơn bà con nên tắm cá bằng nước muối; với tỷ lệ pha 2-3%, tắm cá khoảng 10-15 nhằm loại bỏ dịch bệnh, vi khuẩn bám bên ngoài thân cá.

cach nuoi ca leo.jpg (214 KB)

Cách chăm sóc cá leo

Cá leo là loài cá da trơn, do đó, tính ăn của loài cá này nghiêng về thức ăn có nguồn gốc động vật: như động vật sống ở đáy, ấu trùng côn trùng thủy sinh, kể cả những côn trùng trên cạnh. Khi nuôi cá leo, có thể sử dụng thức ăn tươi sống, thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp dành cho cá.

– Thức ăn tươi sống: Có thể sử dụng cá tạp, ốc bươu vàng…rửa rạch cắt nhỏ vừa kích cỡ miệng cá.

– Thức ăn chế biến phối trộn theo công thức: Bột cá 55,6% + Ðỗ tương 28,8% + Bột mì 7,1% + Cám gạo 5% + Dầu cá 1,5% + Vitamin 2%. Nguyên liệu phải được nghiền thành bột, trộn đều, cho thêm nước đủ độ ẩm và ép thành viên. Sau đó, sấy khô để bảo quản cho cá ăn dần.

– Thức ăn công nghiệp: Thức ăn dành cho cá da trơn dạng viên nổi.

Lúc cá nhỏ nên cho ăn thức ăn công nghiệp 100% để đảm bảo về thành phần dinh dưỡng và chủ động được trong khâu cho ăn.

Khi cá lớn có thể kết hợp thức ăn công nghiệp với thức ăn chế biến hoặc thức ăn tươi sống. Cho ăn ngày 2 lần (6 – 7 giờ sáng và 16 – 17 giờ chiều). Nên cho ăn thức ăn chế biến hoặc thức ăn tươi sống vào buổi sáng và thức ăn công nghiệp vào buổi chiều. Trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, giảm lượng thức ăn từ 20 – 50% so với bình thường.

Thông qua những bước chia sẻ kỹ thuật nuôi cá leo cơ bản trên có thể giúp bà con phần nào nắm được đặc tính sinh học, cũng như cách nuôi cá leo một cách hiệu quá nhất.

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)

TIN MỚI NHẤT