Hỗ trợ trực tuyến

Cách tăng giảm độ mặn ao tôm

Cách tăng giảm độ mặn ao tôm đơn giản bà con có thể xem thêm tham khảo. Vậy cách tăng giảm độ mặn ao tôm cần làm thế nào mời xem bài viết.

Ngày đăng: 19-08-2022

2960 Lượt xem

Thông qua bài chia sẻ này bà con có thể dễ dàng nắm bắt cách tăng giảm độ mặn ao tôm, ao cá…có thể nhiều bà con chưa nắm được.

cach tang giam do man ao tom.jpg (656 KB)

Độ mặn cũng là chỉ số môi trường nuôi tôm rất quan trọng; không quá cao, không quá thấp. Đối với tôm sú ở độ mặn khác, tôm thẻ chân trắng và cá, lươn cũng sống ở một độ mặn khác nhau.

Cách làm tăng độ mặn ao nuôi tôm

  • Đầu tiên vệ sinh sạch sẽ ao nuôi, duy trì chỉ số pH ổn định có thể bằng vôi chuyên dụng 22kg/100m2 nước. Chú ý rắc vôi xung quanh bờ ao, không dùng quá nhiều sẽ làm tôm sốc dẫn đến chết.
  • Bà con rải muối từ 1-2,8 tấn/1000m2 để tăng thêm độ mặn cho ao nuôi, giúp bà con cải thiện ngay tức thì.
  • Sử dụng thêm khoáng đa lượng và khoáng vi lượng kết hợp; 5 kg magie clorua và 3 kg kali clorua trên 1000m3 nước. Lặp lại định kỳ 4-5 ngày/lần.
  • Tăng sức đề kháng cho tôm; bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp với liều lượng 2-3g/100kg thức ăn cho ăn liên tục trong vòng 5-6 ngày.
  • Sử dụng men vi sinh, chế phẩm sinh học làm ổn định môi trường, tạo ra những thức ăn dinh dưỡng tự nhiên nâng cao hệ miễn dịch, sức khỏe tôm tốt.
  • Môi trường thuận lợi nhất cho tôm thẻ sinh sản và phát triển: độ mặn tốt nhất 10 – 15‰, nhiệt độ nước 28 – 30 độ C, độ pH từ 7,5 – 8,5 độ trong 30 – 40cm
  • Đối với tôm sú độ mặn từ 8-20‰, nhiệt độ từ 28-320C

Cách làm giảm độ mặn cho ao nuôi tôm

Bà con nuôi tôm cần phải theo dõi thường xuyên và kiểm tra độ mặn định kỳ; khi độ mặn cao hoặc thấp. Tôm sẽ bị stress lười vận động, ăn ít hoặc bỏ ăn, chậm lớn, sức đề kháng yêu.

Nếu kiểm tra độ mặn thấp, bà con cần tiến hành làm như sau;

  • Thay nước 3 lần/ ngày, chú ý chỉ nên thay từ 20 - 30% lượng nước trong ao.
  • Chạy hết công suất quạt nước, hệ thống oxy tầng đáy, cung cấp mạnh oxy cho tôm
  • Kiểm soát tảo và dùng vi sinh sử lý ao nuôi tôm ngay; nhằm đưa các chỉ số môi trường nước về cân bằng thích hợp.

Mục đích sử dụng vi sinh

- Đánh chặn các mầm bệnh từ môi trường nước

- Giúp cắt tảo xanh gây hại, làm sạch nước ao nuôi, ít lợn cợn.

- Phân hủy nhanh các chất cặn bã, thức ăn dư thừa và bùn dơ đáy ao.

- Sạch bạt, sạch sàn cho ăn

- pH ổn định ngày và đêm: quanh mức 8.0

- Khí độc NO2, NH3 không phát hiện ở giai đoạn tôm dưới 50 ngày thả và có rất ít ở giai đoạn sau.

- Gây màu tảo khuê, màu vàng trà, vàng rơm. Đồng thời giúp giữ màu nước ao hiệu quả.

Liều dùng:

- Đối với ao lót bạt ta nên sử dụng men vi sinh mỗi ngày, gói 227g/1.000 - 2.000m3 nước.

- Đối với ao đất sử dụng định kỳ 5-7 ngày/lần, gói 227g/3.000 - 5.000m3.

- Sử dụng trực tiếp hoặc ủ với mật rỉ đường đều cho kết quả rất tốt.

Vi sinh có nhiều loại trên thị trường hiện nay; bà con mua trên bao bì nhãn hàng đều có công thức tỷ lệ pha sao cho hợp lý nhất.

Thông qua những thông tin chia sẻ cách tăng giảm độ mặn ao tôm tham khảo trên. Phần nào giúp cho bà con chưa có kinh nghiệm nắm được thêm và có thể áp dụng cũng như kết hợp tích lũy kinh nghiệm thực tế sẽ giúp cho bà con nhanh chóng vững vàng trong nghề nuôi tôm.

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)

TIN MỚI NHẤT