Cách tăng giảm độ kiềm ao tôm bà con nên biết; thông qua bài viết này bà con cơ bản nắm và hiểu cách tăng giảm độ kiềm ao nuôi tôm một cách đơn giản dễ dàng.
Ngày đăng: 09-07-2022
1698 Lượt xem
Đầu tiên khi thực hiện cách tăng giảm độ kiềm ao tôm bà con cần nắm thông tin như; tầm quan trọng của độ kiềm, nguyên nhân làm cho độ kiềm tăng hoặc giảm, cách điều chỉnh độ kiềm phù hợp.
Độ kiềm là một trong những thông số chất lượng nước quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự dao động pH, mật độ tảo, khí độc và thành phần vi khuẩn. Làm cho tôm chậm lớn, còi cọc, sức đề kháng kém, vì vậy cần phải biết cách tăng giảm độ kiềm ao tôm phù hợp.
Độ kiềm thích hợp với ao nuôi tôm sú là 80 – 120 mg CaCO3/l và 120 – 180 mg CaCO3/l đối với ao nuôi tôm thẻ chân trắng.
Nguyên nhân
Nguồn nước có độ kiềm thấp
Do ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh ăn tảo và hấp thụ muối carbonat trong ao nuôi
Đáy ao nuôi bị nhiễm phèn
Ao bị đóng rong, không có rong nổi, với trường hợp này cần thực hiện xử lý rong trước khi nâng kiềm
Loại bỏ ốc đinh, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh trong ao nuôi
Nếu ao nuôi bị đóng rong và nhiều tảo, dùng chế phẩm vi sinh cắt tảo, ổn định màu nước
Sử dụng vôi Dolomite liều lượng 20 – 30kg/1.000 m3 để tăng kiềm
Nguyên nhân
Mật độ tảo trong ao nuôi cao, quá trình quang hợp của tảo làm kiềm tăng nhanh
Bón vôi quá mức, nguồn nước cấp vào ao nuôi có độ kiềm cao
Khi độ kiềm trong ao nuôi cao (200-300 mg/L CaCO3), độ pH > 8.5 sẽ ngăn cản quá trình lột xác của tôm
Tiến hành thay nước 3 lần 1 tuần, khoảng 20 – 30% lượng nước trong ao để làm giảm độ kiềm
Hạn chế bón vôi, thay vào đó có thể dùng EDTA để bón vào buổi tối với liều lượng 1kg/ 1000m2
Nếu ao nuôi không thể thay nước nên hạn chế quạt nước vào ban ngày, tiến hành xử lý cắt tảo cho ao nuôi và dùng các chế phẩm sinh học để phân hủy xác tảo, ổn định môi trường nước.
Sử dụng giấm ăn với liều 1 lít/ 1000 m khối nước, và đo lại độ kiềm sau 2 giờ, điều chỉnh lượng dùng cho phù hợp
Thông qua bài chia sẻ này bà con nắm được vai trò quan trọng của độ kiềm, hiểu được nguyên nhân vì sao làm độ kiềm tăng và giảm. Cách xử lý tăng giảm độ kiềm cho ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng hiệu quả.
1800 6071 (Miễn phí gọi tới)
Tôm Sú Với Tôm Thẻ Chân Trắng, Loại Nào Tốt Hơn Cho Nuôi Trồng ?
Các yếu tố quan trọng dẫn đến bùng phát Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trong nuôi tôm
Aqua Mina chúc mừng Lễ Khai Trương nhà hàng Misato Sushi Nhật Bản tại Cần Thơ
Góc chia sẻ: Đây là 3 căn bệnh mà tôm sú hay gặp nhất và cách phòng ngừa
Ao ương di động dùng bạt HDPE 0.75mm chất lượng tốt nhất thị trường, khung thép có cường độ cao, lắp đặt và di chuyển dễ dàng. Dùng trong nuôi trồng thủy sản, ương nuôi và dưỡng cá giống, chứa nước trong nông nghiệp, đạt tính hiệu quả và kinh tế. Là sản phẩm rất tiện lợi và hữu ích trong ngành nông nghiệp hiện nay.
CÔNG TY TNHH AQUA MINA
Miền Nam: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, HCM
MST : 0314550526
Hotline: 1800 6071(miễn phí cước gọi đến)
Ms. Phượng 0973 99 88 29 (zalo)
Email: aouongdidong@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/aouongdidong/
© Bản quyền thuộc về www.aouongdidong.com
- Powered by IM Group