Cách tăng giảm pH ao nuôi tôm kể cả cách tăng giảm pH hồ cá cũng rất quan trọng, đó là một trong những kỹ thuật trong khâu quản lý nước cần phải nắm rõ.
Ngày đăng: 17-11-2020
10303 Lượt xem
Hôm nay Aqua Mina chia sẻ cách tăng giảm pH ao nuôi tôm, tăng giảm pH hồ cá một cách đơn giản. Vì đây cũng là một trong những chủ đề rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là người mới nuôi tôm, cá… Đầu tiên bà con cần phải biết pH là gì
pH trong nước là chỉ số đo hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong nước thể hiện độ cứng của nước. Chỉ số pH > 7 thì nước có môi trường kiềm , còn pH < 7 thì là môi trường Axit và đương nhiên trung tính là = 7 .
Trong quá trình nuôi tôm, nuôi cá pH cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến tôm, cá, lươn…
- pH hồ cá < 5.5 (tính axit) : nó sẻ gây tác hại để chất nhờn của da cá , ngăn sự hô hấp và có thể làm cá chết, nó còn sản sinh ra H2S gây ngộ độc cho cá. Cá sẻ chết hàng loạt rất nhanh . Đối với nuôi tôm chỉ số - pH < 5.5 – 6 đối với nuôi tôm thì đây là chỉ số không phù hợp, sẽ làm cho tôm chậm lớn, không phát triển
- pH trong ao nuôi tôm, cá > 8.5 – 9.5(tính kiềm) : nó sẽ phá hủy da và mang cá, tôm làm giảm sự vận chuyển Oxy, trao đổi chất nhiều nên chậm lớn làm cho tôm, cá chết rải rác mỗi ngày.
Trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, độ pH thích hợp cho ao nuôi dao động từ 7,5 – 8,5. Nếu độ pH > 8.5-9.5 thì cần phải giảm pH xuống
Sử dụng 5 đến 7 grams mật rỉ đường hoặc đường cát hòa tan trong 1m3 nước tạt đều vào ao có diện tích từ 100 – 150m2
Cũng có thể dùng axit citric, pha với nước để tạt. Tuy nhiên, cần tính lượng axit vừa đủ. Để giảm pH từ 10 - 8 thì cần 1g axitcitric/1000 m3 (15 g/ha, nước sâu 1,5 m).
Lưu ý:
Khi đo và nhận thấy chỉ số pH cao, bà con đang dùng vôi thì ngưng lại. Cần kiểm soát tảo, hạn chế tảo phát triển mạnh làm tăng pH, độ trong của nước từ 30cm, nếu nuôi trong ao đất cần nhổ những cây cỏ dại, rong. Vì rễ cây, rong cũng làm tăng độ pH. Bà con nên nuôi trong ao nổi lót bạt để kiểm soat môi trường nước tốt hơn.
Tăng pH bằng tạt bột đá cacbonat CaCO3 nhưng tác động tăng pH sẽ chậm hơn. Trong trường hợp muốn pH tăng nhanh, nên sử dụng 20 – 30 kg Cao / 1.000m3 , bón khi trời mát, chiều tối hoặc trời mưa. Hòa tan trong nước sạch thật loãng rồi tạt đều khắp ao.
Trên đây là những chia sẻ cách tăng giảm pH ao nuôi tôm hoặc tăng giảm pH hồ nuôi cá…đây là chỉ số quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tôm, cá nuôi trong ao.
1800 6071 (Miễn phí gọi tới)
Tôm Sú Với Tôm Thẻ Chân Trắng, Loại Nào Tốt Hơn Cho Nuôi Trồng ?
Các yếu tố quan trọng dẫn đến bùng phát Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trong nuôi tôm
Aqua Mina chúc mừng Lễ Khai Trương nhà hàng Misato Sushi Nhật Bản tại Cần Thơ
Góc chia sẻ: Đây là 3 căn bệnh mà tôm sú hay gặp nhất và cách phòng ngừa
Ao ương di động dùng bạt HDPE 0.75mm chất lượng tốt nhất thị trường, khung thép có cường độ cao, lắp đặt và di chuyển dễ dàng. Dùng trong nuôi trồng thủy sản, ương nuôi và dưỡng cá giống, chứa nước trong nông nghiệp, đạt tính hiệu quả và kinh tế. Là sản phẩm rất tiện lợi và hữu ích trong ngành nông nghiệp hiện nay.
CÔNG TY TNHH AQUA MINA
Miền Nam: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, HCM
MST : 0314550526
Hotline: 1800 6071(miễn phí cước gọi đến)
Ms. Phượng 0973 99 88 29 (zalo)
Email: aouongdidong@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/aouongdidong/
© Bản quyền thuộc về www.aouongdidong.com
- Powered by IM Group