Hỗ trợ trực tuyến

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn cũng rất đáng chú ý; gần đây người dân nuôi lươn truyền thống chuyển sang mô hình nuôi lươn không bùn nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cần làm đúng kỹ thuật quy trình nuôi như sau

Ngày đăng: 07-10-2019

20990 Lượt xem

Thiết kế bể đúng kỹ thuật nuôi lươn không bùn

  • Thiết kế bể dạng hình tròn khung sắt lót bạt chuyên dụng HDPE hạn chế mức tối đa làm lươn bị trầy xước tốt hơn nuôi bể xi măng và lươn không chui ra ngoài được
  • Ao nuôi lươn không bùn thường thiết kế với diện tích từ 6-20m2 hoặc cao hơn, chiều cao khoảng 1m-1,2m
  • Đáy bể phải làm dốc tại điểm xả thải ra ngoài một cách dễ dàng
  • Làm giá thể cho lươn trú ẩn đồng thời cũng là sàn để cho lươn ăn bằng tre hoặc gỗ; mỗi ao làm 3 tấm để chồng lên nhau khoảng cách 10cm
  • Giá thể mới phải ngâm nước 1 tuần và thay nước hàng ngày
  • Bể nuôi lươn không bùn phải có mái che tránh chiếu sáng trực tiếp xuống ao
  • Những điều kiện trên là cần và đủ làm bà con thực hiện bước đầu cho kỹ thuật nuôi lươn không bùn

ky thuat nuoi luon khong bun.jpg (926 KB)

Bể nuôi lươn không bùn

Chọn giống lươn nuôi đúng kỹ thuật

1. Chọn lươn giống đồng đều kích cỡ không quá chênh lệch quá nhiều, có da màu sáng, lươn nhiều nhớt, vận động nhanh nhẹn không có biểu hiện lạ giống lươn đang bệnh, không xây xát lở loét bên ngoài, không bị đỏ rốn.

2. Chọn lươn có màu vàng sẫm sẽ phát triển tốt nhất. Lươn màu vàng xanh phát triển bình thường. Lươn màu xám tro chậm lớn hơn so với 2 loại lươn da màu vàng sẫm và vàng xanh.

3. Không chọn lươn câu bằng lưỡi câu, nhử thuốc, xiệc điện hay bị vuốt làm gãy sống lưng. Giống bắt được do xẹt điện, câu, trúm, mồi thuốc là giống yếu và hao hụt nhiều.

Cách thả lươn giống đúng kỹ thuật

 - Sử dụng nước muối 3-5% tắm lươn từ 3-5 phút trước khi thả; nhằm sát trùng loại bỏ vi khuẩn, nấm trên lươn mà mắt thường không nhìn thấy được và loại bỏ những con yếu.

- Mật độ thả nuôi lươn thịt bình quân 20-25 con/m2(mật độ thả này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ thuật của mỗi người nuôi)

- Kích thước, trọng lượng lươn giống thả nuôi tốt nhất khoảng từ 40-60 con/kg.

- Mật độ ương lươn không bùn: 60-200 con/m2 tùy kích cỡ giống.

Thức ăn cho lươn ăn

- Tận dụng thức ăn trong thiên nhiên mùa nước nổi: cua, ốc, hến, cá tạp xay nhuyễn, tép

- Các loại thức ăn khác: trùn quế, giun đất, cám, bã đậu, các loại rau quả

- Thức ăn bổ sung: vitamin C, đa vitamin để tăng cường sức đề kháng, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, thức ăn viên của cá da trơn, tấm cám nấu chung bột cá, ốc băm

- Thức ăn phải tươi sống, vệ sinh, không cho lươn ăn thức ăn cũ, ôi thiu

Cách cho lươn ăn

- Cho ăn 1 hoặc 2 lần / ngày bằng sàn ăn ở 1 vị trí cố định, vào 1 giờ cố định (thường bữa chính lúc 4-6 g chiều). Sau khi cho lươn ăn 2-3 phải vớt bỏ thức ăn thừa khỏi bể, tránh ô nhiễm môi trường nước. Khi trời âm u, mưa, lạnh: giảm bớt lượng thức ăn ,tránh dư thừa. Thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ để lươn thích nghi

- Lượng thức ăn: Lươn nhỏ: 3 - 4% trọng lượng lươn; lươn lớn: 5 - 8%

- Chú ý  thiếu thức ăn lươn có thể ăn thịt lẫn nhau

- Có thể cho ăn cá con còn sống, thả vào bể nuôi để lươn tự bắt mồi

Kỹ thuật chăm sóc lươn trong bể nuôi

- Nguồn nước nuôi phải sạch, hàm lượng oxy hòa tan trên 2mg/l. Khi lươn nổi đầu hàng loạt lên mặt nước để thở do thiếu oxy thì phải thay nước ngay, phải chọn bể nuôi thay nước dễ dàng, tẩy rửa ao, phơi nắng giữa vụ sau khi thu hoạch. Làm được điều này Ao đất, ao bể xi măng thì không thể thực hiện được, bạn nên chọn bể nuôi nổi lót bạt

- Từ 4-7 ngày thay nước 1 lần tùy theo mật độ thả và loại thức ăn, chất lượng nước. Theo Ao ương di động; việc thay nước định kỳ là cần thiết để giúp hạn chế lươn bị bệnh

- Định kỳ sát khuẩn nước bằng muối và Extra Odyl 200ml/100 m2

- Trời nắng, nóng nâng mức nước đến 30 - 40cm .Duy trì nhiệt độ nước bể nuôi trong khoảng 23-280C

- Nhiệt độ thấp (lạnh): tháo cạn nước trong bể, đắp lên đáy bể 1 lớp rơm hay cỏ, để giữ ấm cho lươn và thông khí cho lươn thở

- kiểm tra bể nuôi  thường xuyên, tránh lươn bò mất đặc biệt ao đất khó kiểm soát được lươn về tỷ lệ sống, sự tăng trưởng. Vì lươn chui rúc vào đất, bùn…dần người nuôi chuyển sang nuôi lươn không bùn hiệu quả cao hơn bằng bể xi măng đặc biệt ao nuôi nổi lót bạt HDPE.

Thay nước đúng cách cho lươn

- Kỹ thuật nuôi lươn không bùn khâu thay nước cũng hết sức quan trọng, đây mà mô hình khác biệt với nuôi lươn thông thường trước đây

- Do nuôi với hình thức thâm canh và đặc điểm là loài thủy sản có da không vảy nên lươn rất mẫn cảm với chất lượng nước của môi trường sống. Vì thế phải thay nước bể lươn mỗi ngày (100%) sau khi cho lươn ăn 2 - 3 giờ để giữ nước bể nuôi luôn sạch.

- Luôn duy trì mực nước trong ao khoảng từ 30 - 35 cm vừa ngập các giá thể.  Hàng ngày kiểm tra loại bỏ lươn chết và thường xuyên kiểm tra cống bộng để tránh lươn thoát ra ngoài

Lấy nước nuôi lươn

- Cho nước qua dụng cụ thiết bị lọc và đã diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng vào bể. Mực nước trong bồn: 20 - 30 cm. Mặt nước thấp hơn miệng bể 40-50 cm. Thả lục bình tạo bóng râm

- Nước trước khi thêm vào bể nuôi phải được diệt mầm bệnh, ấu trùng, ký sinh trùng. 

(Tham khảo nguồn tiepthinongnghiep)


Lươn là loại thủy sản, đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao được người sử dụng rất ưa thích. Chính vì điều này tạo nên một chủ đề mô hình nuôi lươn không bùn lên cao. Ao ương di động gửi đến bà con những chia sẻ về kỹ thuật nuôi lươn không bùn, rất mong các hộ nuôi sẽ làm đúng và đặt được hiệu quả cao nhất

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)

TIN MỚI NHẤT