Cách phòng bệnh EHP cho tôm, đây là một căn bệnh rất nguy hiểm và thường xuyên gặp trong nuôi tôm. Vậy cách phòng bệnh EHP cho tôm như thế nào mời bà con xem thêm chi tiết
Ngày đăng: 03-11-2022
953 Lượt xem
Cách phòng bệnh EHP cho tôm sao cho hiệu quả; cần phải nắm được nguyên nhân gây bệnh EHP cho tôm, các triệu chứng và mối nguy hại của bệnh và bệnh EHP là gì.
Bệnh EHP trên tôm hay còn gọi bệnh vi trùng bào tử trong nuôi tôm
EHP là chữ viết tắt của cụm từ Enterocytozoon hepatopenaei, đó là một loại ký sinh trùng vi khuẩn nấm (fungal microsporidian parasite) gây nhiễm trùng gan tụy trên tôm, dẫn đến làm tôm chậm phát triển và có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mãn tính.
- Tôm bị nhiễm bệnh do ăn phải bào tử ký sinh trùng EHP có trong nước ao nuôi, từ chất hữu cơ lắng tụ, ăn thịt lẫn nhau hoặc từ thức ăn sống bị nhiễm sẵn EHP.
- Vi trùng bào tử EHP đã được xác nhận là kí sinh trùng, kí sinh nội bào bắt buộc, quá trình sinh sản được tiến hành bên trong tế bào chất của tế bào ống gan tụy và có khả năng truyền bệnh theo chiều ngang bởi hiện tượng ăn thịt lẫn nhau.
- Một trong những thách thức lớn nhất cho vấn đề lây nhiễm EHP là tại các trang trại sử dụng hệ thống tuần hoàn nước qua các ao. Điều này có nghĩa là nước nhiễm EHP được giữa lại để sử dụng cho trong hệ thống tuần hoàn.
Triệu chứng khi tôm bị bệnh EHP thường rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Vì không có biểu hiện rõ ràng cụ thể nào. Khi tôm bị bệnh nặng mới có thể phát hiện như tôm không lớn, còi cọc, sức đề kháng kèm, ăn ít.
Cách phát hiện bệnh EHP sớm có thể gặp khó khăn cho bà con. Bởi muốn phát hiện sớm phải trình độ chuyên môn sử dụng kính hiển vi quan sát các mô học, phương pháp sinh phân tử, fist step PCR, real-time PCR, nested PCR, LAMP.
Chọn nguồn cung cấp giống chất lượng kiểm tra PCR tôm không bị bệnh EHP
Sử dụng các men vi sinh xử lý nước nhằm tiêu diệt mầm bệnh
Nắm rõ từng giai đoạn phát triển của tôm, cho ăn với tỷ lệ hợp lý, không cho thức ăn dư thừa.
Hạn chế sử dụng ao đất, tốt nhất bà con nên sử dụng ao lót bạt và thiết kế hệ thống siphon xả đáy bằng mặt bích Luppe hoặc siphon composite.
Nếu trong quá trình nuôi phát hiện tôm bị bệnh EHP nặng. Nếu tôm còn nhỏ cần san ra nuôi thưa hơn, tốt nhất khi bị bệnh EHP thì nên thu hoạch toàn bộ nhằm tránh thiệt hại lớn.
1800 6071 (Miễn phí gọi tới)
Tôm Sú Với Tôm Thẻ Chân Trắng, Loại Nào Tốt Hơn Cho Nuôi Trồng ?
Các yếu tố quan trọng dẫn đến bùng phát Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trong nuôi tôm
Aqua Mina chúc mừng Lễ Khai Trương nhà hàng Misato Sushi Nhật Bản tại Cần Thơ
Góc chia sẻ: Đây là 3 căn bệnh mà tôm sú hay gặp nhất và cách phòng ngừa
Ao ương di động dùng bạt HDPE 0.75mm chất lượng tốt nhất thị trường, khung thép có cường độ cao, lắp đặt và di chuyển dễ dàng. Dùng trong nuôi trồng thủy sản, ương nuôi và dưỡng cá giống, chứa nước trong nông nghiệp, đạt tính hiệu quả và kinh tế. Là sản phẩm rất tiện lợi và hữu ích trong ngành nông nghiệp hiện nay.
CÔNG TY TNHH AQUA MINA
Miền Nam: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, HCM
MST : 0314550526
Hotline: 1800 6071(miễn phí cước gọi đến)
Ms. Phượng 0973 99 88 29 (zalo)
Email: aouongdidong@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/aouongdidong/
© Bản quyền thuộc về www.aouongdidong.com
- Powered by IM Group