Hỗ trợ trực tuyến

Cách chăm sóc Tôm giai đoạn lột xác

Cách chăm sóc Tôm giai đoạn lột xác hay còn gọi là tôm lột vỏ; đây là quá trình thay đổi lớp vỏ để nâng cao kích thước và trọng lượng của tôm. Vậy Cách chăm sóc Tôm giai đoạn lột xác để thúc đẩy tôm lột xác, lột vỏ đều. Bà con cần phải nắm được các kỹ thuật như bài viết cha sẻ sau:

Ngày đăng: 10-12-2020

2588 Lượt xem

Trong bài viết này Aqua Mina sẽ chia sẻ cách nhận biết dấu hiệu tôm lột xác, lột vỏ cũng như nguyên nhân ảnh hưởng làm tôm chậm lột xác, lột vỏ và cách chăm sóc Tôm giai đoạn lột xác đúng kỹ thuật

tom lot xac.jpg (80 KB)

Dấu hiệu tôm lột xác

Trong quá trình nuôi tôm, theo dõi dấu hiệu tôm lột xác người mới vào nghề thì có thể chưa biết. Vậy bà con có thể nhận dạng tôm theo các đặc điểm sau để biết cách chăm sóc Tôm giai đoạn lột xác hiệu quả nhất:

  • Khi tôm bắt đầu bước vào giai đoạn lột xác, lớp vỏ cũ giữa khớp đầu ngực và phần bụng sẽ nứt ra
  • Tôm uốn cong cơ thể đưa các phần phụ của đầu ngực tôm ra trước, sau đó là phần bụng và các phần phụ phía sau.

Tôm thẻ chân trắng sẽ lột xác vào ban đêm, thời điểm từ 22h-2h sáng hôm sau. Những con tôm khỏe mạnh thì quá trình lột xác chỉ kéo dài khoảng 5-7 phút. Sau khi tôm lột vỏ, sức khỏe của tôm còn yếu và lớp vỏ kitin chưa hoàn thiện khiến tôm rất dễ bị nhiễm bênh. Bà con cần lưu ý giữ sạch môi trường nước.

Khi nào thì tôm lột xác lột vỏ

Bà còn có thể theo dõi tôm nuôi qua bảng thống kê dưới đây để nắm được chu kỳ lột vỏ của tôm. Nhằm chăm sóc cho tôm lột vỏ tốt đạt được vụ nuôi cao.

Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng qua từng giai đoạn

Ngày nuôi

Chu kỳ lột xác

1-15

Hằng ngày

15-30

2-3 ngày/lần

30-45

3-5 ngày/lần

45-75

Hàng tuần

75-90

10 ngày/lần

90 ngày trở lên

2 tuần/lần

I- Nguyên nhân làm tôm chậm lột xác

1 - Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tốt quan trọng; nếu không đủ dinh dưỡng thì vỏ sẽ không đầy và nứt ra để tôm lột xác được.

2 - Khoáng chất

Tôm có một lớp vỏ chủ yếu là CaCO3 và Mg, P, tôm hấp thụ khoáng trực tiếp qua môi trường nước thông qua uống, hấp thụ qua mang. Do đó cần bổ sung khoáng vào nước để bù đắp lượng khoáng mất đi trong quá trình tôm lột xác.

3 - Môi trường nuôi

Nếu môi trường nuôi không tốt sẽ ảnh hưởng đến ức chế lột xác của tôm; cần điều chỉnh mức thông số pH, Oxy hòa tan, kiềm, nhiệt độ nước.

4 - Tôm bị bệnh

Tôm nuôi bị bệnh nấm, tôm còi, đóng rong…sẽ làm cho tôm chậm lót vỏ hoặc không thể tự lột vỏ được

II- Cách khắc phục tôm lột vỏ chậm

1- Dinh dưỡng

Cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho tôm bằng thức ăn tự chế, thức ăn tự nhiên, thức ăn công nghiệp…hàm lượng đạm từ 32-45% . 

2- Oxy hòa tan

Cần duy trì hàm lượng Oxy hòa tan ở mức 4-6 mg/l

3- Độ mặn

Nếu môi trường nước có độ mặn cao thì lượng khoáng hòa tan cao, nếu độ mặn thấp thì lượng khoáng thấp. Khi ao nuôi có độ mặn 25‰ sẽ làm khoáng cao vỏ tôm dày cũng sẽ không thể lột xác được

4- pH

Cần phải duy trì độ pH từ 7.5 – 8 là tốt nhất, độ trong của nước là 28-38cm. 

5- Độ kiềm

Trong nuôi tôm; khoáng rất cần thiết. Nên cần phải duy trì độ kiềm từ 120 mg CaCo3/l trở lên.

Lưu ý: tôm thường lột xác vào ban đêm. Vì vậy cần bổ sung khoáng vào thức ăn buổi chiều tối

Chăm sóc sức khỏe tôm giai đoạn lột xác - lột vỏ

Khi tôm lột xác thì rất yếu và rất dễ bị nhiễm bệnh. Cần phải duy trì môi trường nước sạch, đảm bảo khoáng và bổ sung vitamin C nâng cao sức đề kháng của tôm.

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)