Quan sát màu nước trong ao nuôi tôm là yếu tố rất quan trọng. Vì vậy, để tôm phát triển và sinh trưởng nhanh chóng bà con cần thường xuyên quan sát màu nước trong ao nuôi để xử lý kịp thời
Ngày đăng: 10-05-2019
16544 Lượt xem
Quan sát màu nước trong ao nuôi tôm là yếu tố rất quan trọng. Vì vậy, để tôm phát triển và sinh trưởng nhanh chóng bà con cần thường xuyên quan sát màu nước trong ao nuôi để xử lý kịp thời, tránh tình trạng ao nuôi tôm có màu nước nghèo nàn và nhiễm khuẩn gây hại cho tôm. Để xác định chính xác màu nước và hiện trạng chất lượng nước, bài viết sao đây sẽ cung cấp được một số thông tin cho bà con tham khảo để theo dõi màu nước trong suốt vụ nuôi.
1. Màu vàng nâu (màu nước trà)
- Quan sát màu nước có màu vàng nâu do sự phát triển của tảo silic hay còn gọi là tảo khuê (Bacillariophyta), loài tảo này thường phát triển mạnh ở môi trường nước lợ, mặn vào đầu vụ nuôi. Tảo silic có thành phần dinh dưỡng cao là nguồn thức ăn rất tốt .
- Đây là màu nước thích hợp nhất để nuôi các loài thủy sản nước lợ, mặn.
2. Nước màu xanh nhạt (đọt chuối non)
- Quan sát màu nước màu xanh nhạt do sự phát triển của tảo lục (chlorophyta), loài tảo này thường phát triển mạnh trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ ( < 10‰)
- Đây cũng là màu nước thích hợp nhất để nuôi thủy sản, tảo lục có tác dụng ổn định các yếu tố thủy lý hóa trong ao, hấp thu các chất hữu cơ thông qua đó làm giảm lượng khí độc trong ao. Ngoài ra, tảo lục còn có khả năng sinh ra chất chống lại vi khuẩn vibrio sp..
- Người nuôi nên cố gắng duy trì màu nước xanh nhạt, như vậy các loài thủy sản sẽ phát triển tốt hơn.
3. Nước màu xanh đậm (xanh rêu)
- Quan sát màu nước có màu xanh đậm là do sự phát triển của tảo lam (Cyanophyta), loài tảo này phát triển mạnh cả trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn.
- Tảo lam là loài tảo được xem là độc hại vì một số loài tiết ra chất độc và một số loài gây ra hiện tượng nở hoa. Khi tảo lam xuất hiện nhiều thì ao sẽ có mùi hôi, đồng thời tiết ra chất nhờn ở màng tế bào gây tắt ngẽn mang tôm. Ngoài ra, một số trường hợp tôm bị phân trắng thì tìm thấy loài tảo này có trong đường ruột tôm chưa tiêu hóa được.
4. Màu vàng cam (màu gỉ sắt)
- Quan sát màu nước vàng cam , màu này thường xuất hiện ở các ao nuôi mới đào trên vùng đất phèn. Màu cam là do đất phèn tiềm tàng (FeS2) bị oxy hóa tạo thành các váng sắt.
- Đối với ao có màu nước vàng cam cần có biện pháp khử phèn trước khi thả nuôi, có thể sử dụng vôi nông nghiệp hay bơm, xả nước nhiều lần để rửa trôi lượng phèn trong ao. Đối với các ao đang nuôi thì cần rải thêm vôi trên bờ ao để tránh hiện tượng pH giảm đột ngột khi trời mưa.
Màu nước vàng cam
5. Màu đỏ gạch (màu đất đỏ)
- Quan sát màu nước đỏ gạch có nhiều phù sa do đất cát bị xói mòn từ vùng thượng nguồn được dòng nước mang đến vùng hạ lưu; thường xảy ra khi sắp có lũ về.
- Người nuôi cần lưu ý không nên cấp nước vào ao lúc này, vì lượng phù sa nhiều sẽ làm tôm, cá khó hô hấp và giảm khả năng bắt mồi. Tốt nhất là nên cấp nước vào ao lắng trước khi cung cấp cho các ao đang nuôi.
Màu nước đỏ gạch
6. Màu nâu đen
- Quan sát màu nước màu nâu đen do việc quản lý thức ăn dư thừa, phân tôm nhiều,..dẫn đến tính tan của chất hữu cơ huyền phù ( trôi nổi) cũng tăng theo. Làm cho nước và đáy có mùi tanh hôi, dẫn đến tỉ lệ phát bệnh của tôm tang cao.
- Có thể thay nước nhiều lần đến khi hết màu nâu đen, hoặc kết hợp sử dụng thêm các loại chế phẩm sinh học, hóa chất có thể hấp thu khí độc.
màu nước nâu đen
7. Màu trắng đục:
- Quan sát màu nước có màu trằng đục là do các vi sinh và động vật phù du trong nước phát triển mạnh, các loài tảo bị động vật phù du ăn mất dẫn đến thiếu oxy trong nước. Hoặc do tiêm mao trùng, luân trùng, các loài động vật chân chèo, các hạt đất sét và vụn bã hữu cơ trong nước quá nhiều.
“ Nuôi tôm là nuôi nước” , vì vậy để gây màu nước và duy trì màu nước trong ao cho thích hợp bà con có thể sử dụng:
Vi sinh EMG
Vi sinh EMG có tác dụng xử lý nước, khí độc và bùn bã giàu chất hữu cơ dưới đáy ao nuôi tôm. Là tổng hợp nhiều chủng vi sinh có nguồn gốc từ Nhật Bản và 6 Chủng có lợi
+ Bước 1: 2L EMG+ 4L mật rỉ + 18lit nước ao nuôi hoặc nước sạch, Khuấy đều và cho vào thùng đậy thật kín.
Sau 2 ngày có bọt khí và mùi thơm nhẹ.PH 4,5-5.
+ Bước 2: Thêm 5L mật +21L nước( tổng cộng là 50L) ủ thêm 3 ngày nữa là xài được.
→ Vậy là ta có 50L EM1, dùng 2 lít EM1 để ủ ra 50L EM2 dùng cho ao nuôi quảng canh.
+ Nuôi công nghiệp: Dùng 3-5 ngày/lần (mỗi lần 10-15l EM1/1000m3 đều khắp ao) hoặc khi thấy chất lượng nước chuyển xấu đi, Có thể tăng liều lên 2 3 lần nếu thấy cần thiết.
+ Nuôi quảng canh: Dùng 5-7 ngày/lần (mỗi lần 10-15l EM2/1000m2 khắp ao)
vi sinh EMG MUA NGAY
1800 6071 (Miễn phí gọi tới)
Tìm hiểu về Virus Hội chứng Taura (TSV) ở tôm thẻ chân trắng
Chiến Lược Hiệu Quả Kiểm Soát Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm Chân Trắng (Vannamei)
Tôm Sú Với Tôm Thẻ Chân Trắng, Loại Nào Tốt Hơn Cho Nuôi Trồng ?
Các yếu tố quan trọng dẫn đến bùng phát Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trong nuôi tôm
Aqua Mina chúc mừng Lễ Khai Trương nhà hàng Misato Sushi Nhật Bản tại Cần Thơ
Góc chia sẻ: Đây là 3 căn bệnh mà tôm sú hay gặp nhất và cách phòng ngừa
Ao ương di động dùng bạt HDPE 0.75mm chất lượng tốt nhất thị trường, khung thép có cường độ cao, lắp đặt và di chuyển dễ dàng. Dùng trong nuôi trồng thủy sản, ương nuôi và dưỡng cá giống, chứa nước trong nông nghiệp, đạt tính hiệu quả và kinh tế. Là sản phẩm rất tiện lợi và hữu ích trong ngành nông nghiệp hiện nay.
CÔNG TY TNHH AQUA MINA
Miền Nam: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, HCM
MST : 0314550526
Hotline: 1800 6071(miễn phí cước gọi đến)
Ms. Phượng 0973 99 88 29 (zalo)
Email: aouongdidong@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/aouongdidong/
© Bản quyền thuộc về www.aouongdidong.com
- Powered by IM Group