Hỗ trợ trực tuyến

Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt

Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt hiện nay bà con thường nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm hùm trong ao nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế, mở rộng vùng nuôi xa nguồn nước mặn.

Ngày đăng: 27-10-2020

14749 Lượt xem

Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt cũng cần phải nắm được những bước kỹ thuật kết hợp những kinh nghiệm trong quá trình nuôi tôm là rất cần thiết.

Chuẩn bị ao nuôi tôm nước ngọt

  • Ao nuôi tôm nước ngọt nên dùng loại ao nổi lót bạt loại nhỏ và vừa. Vì ao lót bạt chống thất thoát rò rỉ nước tuyệt đối, ao nhỏ dễ pha, hòa nước ót với nước ngọt.

ky thuat nuoi tom nuoc ngot.jpg (521 KB)

Ao lót bạt được nhiều bà con sử dụng trong kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt

  • Nước ngọt thường tồn tại nhiều vi sinh vật, ấu trùng, động vật có hại. Khi cấp nước vào ao cần thông qua túi lọc nước.
  • Khi bơm nước vào ao xong cần phải chạy máy quạt cung cấp Oxy và thúc đẩy sự phát triển của sinh vật phù du.
  • Pha hòa nước ót (Nước ót là phần dung dịch còn lại trên ruộng muối sau khi muối đã kết tinh)vào nước ngọt với tỷ lệ 2 lít nước ót vào 1m3 nước ngọt  
  • Sử dụng các vi sinh, chế phẩm sinh học gây màu nước, tạo nguồn thức ăn dinh dưỡng tự nhiên cho tôm trước khi thả giống.

Chọn tôm giống nước ngọt

  1. Dù nuôi tôm nước ngọt hay nước mặn. Khâu chọn giống đều rất quan trọng, chọn đơn vị uy tín chất lượng và có kiểm dịch định kỳ
  2. Yêu cầu trại giống ngọt hóa tôm giống; hạ độ mặn xuống còn 12-13‰ với mức giảm là 3-5‰/ngày.

Mật độ thả giống nuôi tôm nước ngọt

  • Đối với tôm thẻ chân trắng; mật độ thả từ 100 – 250 con một mét vuông
  • Đối với tôm sú mật độ thả từ 30-40 con một mét vuông
  • Lưu ý khi thả tôm giống
  • Trước khi thả cần cho các bao giống thả nổi trên mặt nước của ao chuẩn bị thả xuống để cân bằng nhiệt độ giữa bao giống và nước ao. Sau đó, mở miệng bao từ từ để cho nước ao trộn đều với nước trong bao giống. Chỉ thả giống vào lúc 7h sáng.

Cho tôm ăn

  1. Nên cho tôm ăn ít nhất 4 lần trong một ngày là; 7h, 12h, 17h, 21h.
  2. Phải trộn khoáng và vitamin C.  Vì tôm cần rất nhiều khoáng chất mà hàm lượng khoáng trong ao nước ngọt rất hạn chế. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mềm vỏ và chết dần trong quá trình nuôi. Vitamin C giúp tôm tăng cường sức đề kháng.

Quản lý môi trường nước nuôi tôm nước ngọt

Nước ngọt rất hạn chế khoáng. Nhưng tôm rất khoáng để phát triển; bà con cần hết sức lưu ý về kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt để quản lý được môi trường nước nuôi tôm tốt nhất.

Cần sử dụng nước ót để cung cấp khoáng cho môi trường nước nuôi tôm

  1. Nước ót có độ mặn từ 120-150‰, nếu nước ót có độ mặn thấp hơn 100‰ thì vi khuẩn Vibrio vẫn còn  tồn tại, nếu độ mặn cao hơn 160‰ thì muối sẽ bị kết tinh dẫn đến mất một số khoáng chất thiết yếu.
  2. Sử dụng nước ót bất kỳ khi nào nếu phát hiện thấy dấu hiệu thiếu khoáng ở tôm như mềm vỏ, vỏ xanh, vỏ nổi trên bề mặt ao.

Cách sử dụng nước ót nuôi tôm nước ngọt

Thay nước ót định kỳ:

Lần thứ 1: Trước thả giống: 8.000 lít/4.000m3

Lần thứ 2: Cuối tháng thứ nhất: 10.000 lít/4.000m3

Lần thứ 3: Cuối tháng thứ 2: 14.000 lít/4.000m3

Lần thứ 4: Trước thu hoạch: 14.000 lít/4.000m3

+ Nước ót được bơm vào ao qua ống PVC được đục các lỗ nhỏ li ti và đặt ngay trước giàn quạt nhằm mục đích giúp nước ót hòa tan đều trong nước ao. Nếu không nước ót sẽ lắng xuống đáy ao và tôm sẽ chết.

Thu hoạch tôm nước ngọt

Dù nuôi tôm nước mặn hay nước ngọt đều có khoảng thời gian giống nhau. Thời gian nuôi khoảng 90 ngày thì tôm có thể đạt 60-65 con/kg. Lúc này bà con có thể thu hoạch được. Chúc bà con nắm được những chia sẻ về kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt và đạt được vụ thu năng suất.

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)

TIN MỚI NHẤT