Hỗ trợ trực tuyến

Cách lắp đặt hệ thống sục khí trong bể ương nổi

Cách lắp đặt hệ thống sục khí trong bể ương nổi. Trong bể ương nổi, sục khí đáy gần như là cách cung cấp oxy hiệu quả và duy nhất cho đến thời điểm này, vậy nên lắp đặt thế nào cho đúng.

Ngày đăng: 25-08-2017

28770 Lượt xem

Cách Lặp đặt hệ thống sục khí trong bể ương nổi rất quan trọng. Ngày nay, bể ương nổi là một công cụ không thể thiếu trong việc ương nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. 

I. Cấu tạo của hệ thống bể ương cơ bản gồm có: 

1.Mái che.
2.Bạt hdpe và kết cấu thép cấu tạo nên bể ương.
4.Hệ thống siphon.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói kỹ về Hệ thống sục khí. Đây là một thành phần vô cùng quan trọng mà nếu làm không đúng thì không những không hiệu quả mà còn có tác hại nghiêm trọng cho giai đoạn ương vốn dĩ nhiều rủi ro này.
Có nhiều cách, nhiều vật liệu để làm hệ thống sục khí cho bể ương nổi. Tuy nhiên, sử dụng ống aerotube và máy thổi khí suplang là phương án tối ưu nhất cho những bể ương có kích thước 100m2 trở xuống. Vì những lý do sau:
- Ống aerotube chi phí thấp, trải đều tại nhiều điểm trong ao ( giống như đá bọt trong bể tôm giống) giúp oxy đồng đều trên khắp diện tích ao ương.
- Vệ sinh, tẩy hóa chất dễ dàng sau mỗi vụ ương, hoặc thay mới sau 1, 2 năm sử dụng để đảm bảo không trở thành nguồn gây bệnh cho các vụ sau.
- kết hợp với “mũi thuyền” để tạo thành dòng chảy nhẹ nhàng thay cho dàn quạt nước quá nhanh và mạnh đối với tôm nhỏ.

II. Cách lắp đặt hệ thống sục khí như sau:

Với bể nuôi D10 ( 78,5m2) cần chuẩn bị:
- 1 bộ máy thổi khí supplang 3hp đầu ra hơi 60
- Ống PVC 114, 60,21.. ống HDPE D40, đai khởi thủy, Van lớn nhỏ, T nối, ống D21 da rắn, ống aerotube, mũi thuyền tạo dòng.
Bước 1: Lắp máy thổi khí, kết nối ống PVC với ống HDPE D40 chạy xung quanh thành bể, lắp van xả áp  phía trước ống tạo áp D114. 
Bước 2: Kết nối ống da rắn với van D21 và đai khởi thủy. ( lúc này chưa xiết đai và khoan lỗ  khí trên ống D40)
Bước 3: Chia các ống da rắn tới các điểm ra khí là ống aerotube( ống nanotube). Ống nanotube  đặt 1 vòng quanh sát thành bể, được cột bởi các viên gạch hoặc cục betong cho nặng. Một vòng đường kính 1m quanh hố siphon.
Bước 4: Đặt 6 hoặc 8 cái mũi thuyền theo cùng một hướng. cách thành bể cỡ 1,5m và kết nối với ống cấp khí.
Bước 5: Khoan lỗ ống D40 và siết đai khởi vào đúng vị trí mong muốn.
Bước 6: Bơm nước, test máy  và điều chỉnh lại mũi thuyền sao cho dòng chảy đạt yêu cầu.
vong ong dan khi.jpg (623 KB)
Vòng ống khí chạy dưới đáy, sát thành bể ương( có thể lắp cách đều 1 mét 1 ống dài 80cm)
mui thuyen tao dong cho ao tom.jpg (803 KB)
Mũi thuyền có gắn ống khí để tạo dòng

22522358_874626439353991_156195069_o.jpg (238 KB)

Đặt một vòng khí đường kính 1, chạy quanh hố siphon các mũi thuyền hướng cùng một chiều

ong hdpe D40 quanh thanh be.jpg (642 KB)

Ống HDPE D40 quanh thành bể, đai khởi thủy và van D21 để chia khí đều vào trong ao

III. Vai trò của hệ thống sục khí

- Cung cấp lượng oxy đảm bảo cho tôm và vi sinh vật là việc làm đầu tiên trong việc chuẩn bị một bể ương nổi cho vụ mới. Hệ thống sục khí ngoài việc cung cấp oxy còn có tác dụng tạo dòng chảy- bằng cách lắp đăt thêm mũi thuyền định hướng dòng chảy- giúp bể luôn có dòng chảy vừa phải, không mất sức tôm nhỏ, giúp tôm bắt mồi tốt hơn do giai đoạn này việc bơi và bắt mồi tôm con chưa thành thạo.

- Khuấy đảo nước giúp phân tán lượng oxy hòa tan đồng đều, giải phóng được khí độc dưới đáy bể.

- Giúp nước trong bể không bị phân tầng nhiệt độ hay từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong.

- Không nên dùng máy quạt nước vì ở diện tích nhỏ, công xuất sẽ vượt mức cần thiết, cánh quạt đập xuống khi tôm nhỏ ở mật độ cao cũng làm hao đầu con.

- Không nên dùng venturi vì lực phun ở mỗi đầu venturi là rất lớn, có thể bắn nát con tôm nếu chẳng may bơi sát vòi phun áp lực này. Ngoài ra hệ thống venturi cũng hao tốn điện năng gấp 2 lần máy thổi khí thông thường với cùng công suất.

bể ương nổi.JPG (24 KB)

Vị trí đặt mũi thuyền tạo dòng nước trong bể ương nổi- Ảnh internet

IV. Chia sẻ kinh nghiệm cách lắp đặt hệ thống sục khí trong bể ương

Hệ thống sục khí đáy có thể được lắp đặt bằng ống nanotube, đĩa phân phối khí, đá bọt... Tuy nhiên theo kinh nghiệm của anh Lê Minh Chính- chủ trang trại Chính Mỹ ở Ninh Hòa- Khánh Hòa- thì dùng ống nanotube là hiệu quả nhất, dễ vệ sinh, giá thành rẻ, phân phối được đều hơn. Tuy nhiên với thiết bị nào thì cũng phải lắp đặt xung quanh bể -theo chu vi- cách thành bể khoảng 50cm và cách đáy 15cm để không ảnh hưởng đến dòng chảy gom thải phía dưới.

11887846_500011356817837_6106791148608823676_n.jpg (88 KB)

22279442_307998166349296_2576907962846927336_n.jpg (129 KB)

 Tham khảo thêm HỆ THỐNG VENTURI AO TÔM

V. Nơi cung cấp kỹ thuật xây lắp ao ương di động đáng tin cậy

Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt, xây dựng bể ương di động thì Công ty TNHH AQUA MINA là sự lựa chọn đáng tin cậy dành cho bạn. Công ty TNHH AQUA MINA là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm ao nuôi tôm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, công ty chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, giúp khách hàng giải đáp các thắc mắc trong quá trình lắp đặt Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng về các sản phẩm mà chúng tôi mang lại.

lap rap be nuoi noi lot bat -4.jpg (327 KB)

Các sản phẩm ao ương di động tại Aqua Mina chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng


CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)