Hỗ trợ trực tuyến

VÌ SAO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CHẬM LỘT XÁC?

Những lý do vì sao tôm thẻ chân trắng chậm lột xác, nếu tôm chậm lột xác đồng nghĩa với việc tôm không có tăng trưởng phát triển; hiệu quả mang lại sẽ thấp. Vì vậy bà con cần biết vì sao tôm thẻ chân trắng chậm lột xác để khắc phục

Ngày đăng: 02-04-2019

3337 Lượt xem

4 lưu ý ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm; vậy cần biết được những lý do vì sao tôm thẻ chân trắng chậm lột xác để đưa ra biện pháp khắc phục cho vụ tôm đạt hiệu quả

Trong nuôi tôm công nghiệp nói chung, việc kích thích tôm lột xác đồng loạt luôn được người nuôi quan tâm hàng đầu.

Bởi điều này không chỉ giúp tôm phát triển nhanh, tăng năng suất, mà còn là cách giúp hạn chế dịch bệnh xuất hiện trong ao tôm. Song, không phải lúc nào “mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ”, tôm chậm lột xác hoặc thậm chí không lột xác gây giảm năng suất, tôm suy yếu gây hao hụt lớn khiến nhiều bà con lâm vào cảnh trắng tay hoặc phải gấp rút thu hoạch với năng suất thấp. Vậy, bà con cần tìm hiểu vì sao tôm thẻ chân trắng chậm lột xác?

Những lý do khiến tôm thẻ chân trắng chậm lột xác

1) Nhiệt độ và Oxy trong nước

Môi trường ao nuôi giữ vai trò quan trọng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng. Trong đó, nhiệt độ thay đổi liên tục không ổn định tác động trực tiếp hạn chế lượng Oxy hòa tan trong nước gây ảnh hưởng đến tôm nuôi. Bên cạnh đó, màu nước ao không đạt yêu cầu cũng là nguyên nhân làm suy giảm lượng Oxy hòa tan trong nước, bởi lượng Oxy này có được từ quá trình quang hợp của tảo.

Khi lượng Oxy không đủ cung cấp cho tôm sẽ khiến tôm chậm lột xác, nổi đầu về đêm do khi đó tảo sử dụng Oxy trong ao để phục vụ cho quá trình hô hấp. Do vậy, bà con cần kiểm tra thường xuyên để đưa ra điều chỉnh thích hợp.

2) Khoáng chất

Ở những ao nuôi có độ mặn càng cao sẽ cung cấp hàm lượng khoáng chất tự nhiên càng cao và ngược lại. Thiếu khoáng là một trong những nguyên nhân khiến tôm thẻ khó lột xác hoặc lột xác nhưng không cứng vỏ. Chính vì thế, bên cạnh việc duy trì độ mặn trong ao thích hợp, bà con cần bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết vào thức ăn của tôm để kích thích tôm lột xác và nhanh cứng vỏ. Việc chủ động bổ sung các chất khoáng như: Canxi, Phospho, men tiêu hóa,… giúp tôm tái tạo lớp vỏ mới nhanh chóng.

3) Khí độc

Không chỉ là nguyên nhân khiến tôm chậm lột xác, bùng phát khí độc trong ao nuôi thậm chí còn khiến tôm chết hàng loạt. Trong đó, phải kể đến những khí độc nguy hiểm như: H2S, NO2, NH3. Chúng được mệnh danh là những “sát thủ thầm lặng” trong ao nuôi tôm.

Các khí độc kể trên được hình thành do tạp chất hữu cơ (thức ăn dư thừa, xác tôm, xác tảo,…) tích tụ dưới đáy phân hủ

4) pH và kiềm

Trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, độ kiềm không được thấp hơn 80mg/lít để đảm bảo cho tôm tăng trưởng và tỷ lệ sống cao (Limsuwan, 2005). Khi độ kiềm thấp, pH sẽ biến động và khiến tôm bị căng thẳng, tăng trưởng chậm và thậm chí khiến tôm chết. Do vậy, bà con nên kiểm tra độ kiềm hàng tuần để điều chỉnh kịp thời khi gặp biến động.

Ngoài ra, dịch bệnh cũng là yếu tố quan trọng khiến tôm chậm phát triển và lột xác. Đó là những nguyên nhân chính khiến tôm thẻ chân trắng chậm lột xác.

Nguồn: EcoClean

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)

TIN MỚI NHẤT