Hỗ trợ trực tuyến

Sự khác nhau giữa tảo khuê và tảo đỏ

Sự khác nhau giữa tảo khuê và tảo đỏ nhiều bà con vẫn chưa nắm được. Trong bài viết này sẽ giúp bà con biết cách phân biệt sự khác nhau giữa tảo khuê và tảo đỏ đơn giản nhất.

Ngày đăng: 28-06-2022

1553 Lượt xem

So sánh sự khác nhau giữa tảo khuê và tảo đỏ để có những lưu ý, biện pháp xử lý trong ao nuôi trồng thủy sản.

su khac nhau giua tao khue va tao do.jpg (454 KB)

So sánh tảo đỏ và tảo khuê

TẢO KHUÊ

TẢO ĐỎ

Tảo khuê hay còn gọi là tảo cát, tảo silic

Tảo đỏ hay còn gọi là tảo giáp

Tảo khuê là tảo không độc tốt cho tôm cá;

- Nhờ vào thành phần sinh hóa mà tảo khuê rất tốt cho tôm cá.

- Chúng không chứa xenluloza nhưng giàu sterol, axit béo không bão hòa, canxi, magie, sắt, các muối vô cơ và các vitamin khác nhau, có thể được động vật thủy sản hấp thu và tiêu hóa tốt

Tảo đỏ là tảo độc gây hại cho tôm cá;

- Tôm ăn phải tảo giáp (có vách tế bào cứng) sẽ không tiêu hóa được gây tắc nghẽn hoặc đưt khúc đường ruột

- Tiết độc tố gây độc cho tôm

- Nếu mật độ tảo giáp dày. gây ra hiện tượng phát sáng ảnh hưởng đến tập tính của tôm nuôi

- Hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển của tảo có lợi khác

- Gây thiếu Oxy về đêm

- Phát sinh khí độc khi tảo tàn

 

Thông qua bảng so sánh sự khác nhau giữa tảo khuê và tảo đỏ; bà con có thể thấy được 2 loại tảo này luôn đối nghịch nhau. Tảo khuê rất tốt cho tôm cá, tảo đỏ rất hại cho tôm cá.

Cách gây tảo khuê và xử lý tảo đỏ

Gây tảo khuê nuôi tôm cá

Sử dụng phân hữu cơ như phân xanh, bột đậu nành, cám gạo, bột cá thúc đẩy nhanh sự phát triển của tảo. Thông thường rải với mật độ 25 – 50 kg/ha/ngày thì tảo sẽ bùng phát sau 4-5 ngày. Không nên dùng phân chuồng, phân gà; vì các loại phân này dễ mang theo vi khuẩn gây bệnh.

Để nắm rõ từng bước gây tảo khuê hay còn gọi gây tảo silic mời bà con xem bài CÁCH GÂY MÀU NƯỚC CHO AO NUÔI TÔM

Cách xử lý tảo đỏ và hạn chế tảo đỏ

Biện pháp xử lý tảo đỏ bà con xem tại bài viết này có hướng dẫn chi tiết cụ thể XỬ LÝ TẢO ĐỎ

Cách hạn chế tảo đỏ phát triển

Không được lấy nước vào ao nuôi hay ao xử lý khi quan sát có dấu hiệu có tảo, màu nước khác thường, nước màu đỏ, đục.

Nếu farm nuôi gần nơi kiểm tra xét nghiệm thì nên lấy mẫu nước đến Trung tâm kiểm tra xét nghiệm trước khi cấp vào ao.

Theo dõi sát lượng thức ăn, tránh ăn dư thừa làm cho tảo có điều kiện bùng phát mạnh không kiểm soát được.

Nên sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh xử lý nước tránh các tảo độc phát triển

Cần thiết kế hệ thống siphon tốt và có kế hoạch xả siphon định kỳ; loại bỏ chất thải, khí độc…

Thông qua bài chia sẻ trên; bà con nắm được sự khác nhau giũa tảo khuê và tảo đỏ, cũng như các gây tảo khuê làm thức ăn cho tôm cá, cách xử lý, hạn chế sự bùng phát của tảo đỏ.

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)