Nuôi tôm kết hợp cá diêu hồng sẽ giảm sự phát triển vi khuẩn gây bệnh như AHPND/EMS. Đồng thời cũng là mô hình mang tính hiệu quả cao trong vụ nuôi cá diêu hồng với tôm
Nuôi tôm kết hợp cá diêu hồng sẽ giảm sự phát triển vi khuẩn gây bệnh như AHPND/EMS. Đồng thời cũng là mô hình mang tính hiệu quả cao trong vụ nuôi
Lý do nên nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp cá diêu hồng
- Tôm thẻ chân trắng mà mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta
- Cá diêu hồng là loài ăn tạp, cá có thể ăn động vật đáy ao, động vật thủy sinh, thực vật, mùn bã hữu cơ trong ao, ăn cả chất thải của tôm
- Theo kinh nghiệm chuyên môn thủy sản, nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng với cá diêu hồng là rất phù hợp
- Khi kết hợp nuôi cá diêu hồng với tôm thẻ chân trắng sẽ tao ra một môi trường trong ao sạch sẽ hơn, hạn chế vi khuẩn gây bệnh hơn
- Một mũi tên có thể trúng 2 đích đó là điều người nuôi luôn mong đợi
Kỹ thuật quy trình nuôi kết hợp tôm với cá diêu hồng
- Chuẩn bị ao nuôi
- Ao phải sạch sẽ và xử lý loại bỏ khí độc NH3, H2S, điều chỉnh độ pH phù hợp từ 7,5-8,5
- Chọn ao nuôi nổi lót bạt là tốt nhất, tránh thẩm thấu ngược, dễ dàng lau, tẩy rửa ao sạch sẽ
- Diện tích ao từ 254m2 trở lên
Hệ thống ao nuôi nổi lót bạt
- Chọn con giống
- Chọn giống tôm thẻ và cá sạch bệnh, khỏe mạnh, không bị trầy xước, thương tật
- Chọn con giống kích thước đều nhau
- Mua con giống tại cửa hàng, đại lý lớn uy tín
- Mật độ nuôi
- Thả tôm thẻ từ 1000-2000 con/m2
- Thả cá diêu hồng từ 20-30 con/m2
- Mật độ thả này còn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi mỗi người
- Quản lý môi trường ao nuôi
- Nên thả tôm ở nhiệt độ tốt nhất từ 22-25oC
- Lắp hệ thống oxy kết hợp mũi thuyền trong ao đểcó lượng oxy hòa tan tốt nhất
- Thức ăn
- Thức ăn cho cá diêu hồng có hàm lượng đạm cao hơn thức ăn cho tôm. Hàm lượng đạm cho cá diêu hồng từ 30-35%
- Thức ăn cho tôm có hàm lượng đạm ít hơn từ 18-20%
- Cho ăn khoảng 06-08 lần/ngày
- Nuôi dưỡng chăm sóc
- Nuôi tôm tại môi trường nước ngọt cần bổ sung mật rỉ đường vì tôm có nhu cầu độ kiềm cao hơn nhằm tránh hiện tượng tôm mềm vỏ
- Bổ sung chế phẩm vi sinh có chứa các chủng loại vi khuẩn có lợi 1 lần/tháng và bổ sung trong 2 tháng đầu vụ nuôi
- Thường xuyên kiểm tra 2 lần/ngày độ pH, nhiệt độ, oxy hòa tan vào khoảng 6 giờ sáng và 2 giờ chiều
- Đo kiểm tra 1 lần/tuần về độ kiềm, N-NO2, NH2
- Thường xuyên kiểm tra độ sinh trưởng của tôm, cá nhằm kịp thời điều chỉnh bổ sung thức ăn