Hỗ trợ trực tuyến

Góc chia sẻ: Những việc cần làm để bảo vệ ao tôm trước bão lũ

Để hạn chế tác động xấu của môi trường do mưa bão ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và nguy cơ thất thoát trong ao nuôi, người nuôi tôm cần triển khai các biện pháp bảo vệ tôm hiệu quả trước những thiệt hại do mưa bão gây ra.

Ngày đăng: 10-09-2024

109 Lượt xem

Để hạn chế tác động xấu của môi trường do mưa bão ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và nguy cơ thất thoát trong ao nuôi, người nuôi tôm cần triển khai các biện pháp bảo vệ tôm hiệu quả trước những thiệt hại do mưa bão gây ra.
Mưa bão sẽ làm biến động môi trường nước ao, ảnh hưởng tới sức khỏe tôm nuôi 
Trong mùa mưa bão thường xuất hiện những cơn mưa lớn, kéo dài làm thay đổi các yếu tố thủy, lý, hóa môi trường nuôi theo chiều hướng xấu. Sự thay đổi này làm tôm nuôi giảm sức đề kháng và mẫn cảm hơn với các tác nhân gây bệnh sẵn có trong nước như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, từ đó dễ dẫn đến dịch bệnh và giảm hiệu quả nuôi tôm.
Để bảo vệ, nâng cao hiệu quả nuôi tôm, hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra. Người nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp sau:
Tăng cường hệ thống thoát nước
Một trong những bước quan trọng là đảm bảo hệ thống thoát nước của ao nuôi tôm hoạt động hiệu quả. Trước mùa bão lũ, người nuôi cần kiểm tra lại cống xả tràn và chuẩn bị nguồn nước sạch để thay nước ao nuôi khi cần thiết.
Độ mặn của nước trong ao nuôi sẽ biến động rất mạnh khi xảy ra mưa bão. Để hạn chế hiện tượng giảm độ mặn đột ngột trong ao nuôi tôm, người nuôi phải có kế hoạch điều tiết nước. Trước khi mưa to cần lấy nước có độ mặn thích hợp vào ao để mực nước trong ao cao nhất.
Trong khi mưa nên tránh các hoạt động làm xáo trộn nước trong ao nuôi. Sau khi mưa cần nhanh chóng rút bớt nước ở tầng mặt của ao bằng cách tháo các cửa của cống thoát. Đối với các vùng nuôi đất bị chua phèn, rắc vôi quanh bờ ao trước khi mưa phòng nước trôi phèn xuống làm biến động pH ao nuôi.
Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, cập nhật dự báo thời tiết để có biện pháp thu hoạch tôm nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm trước khi mưa bão xảy ra.
 
Gia cố bờ ao
Bờ ao là phần quan trọng trong việc giữ nước và tôm trong ao. Bờ ao phải đắp cao hơn mực nước mưa ít nhất 0,4-0,5m khi mưa bão đến. Để tránh thiệt hại, người nuôi tôm cần kiểm tra và gia cố bờ đê, bờ ao, sửa chữa lại chòi canh và các công trình phụ trợ khác được chắc chắn. Nếu không đắp bờ đê, người nuôi nên dùng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp bao quanh ao để hạn chế tôm thất thoát.
Khu vực ao nuôi gần biển nên trồng cây chắn gió, chắn cát bay. Chuẩn bị thêm các bao tải đất, cát bảo vệ đê, các thiết bị nuôi tôm được che chắn, buộc cẩn thận.
Đối với những ao nuôi chưa thả giống, người nuôi nên tăng cường gia cố lại bờ ao, giàn quạt, máy sục khí… để sẵn sàng thả tôm khi mưa bão đi qua.
Các biện pháp phòng bệnh
Bước vào mùa mưa bão, các thông số môi trường sẽ có sự biến động lớn làm tôm yếu, giảm sức đề kháng. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung Vitamin C, khoáng vi lượng, men tiêu hóa vào khẩu phần ăn của tôm định kỳ 10-15 ngày/đợt, mỗi đợt từ 5-7 ngày.
Kiểm tra hoạt động của tôm nuôi và môi trường nước trước và sau mưa để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nếu phát hiện thấy hiện tượng nổi đầu ở tôm cần xác định nguyên nhân là do đâu, nếu là do thiếu oxy, cần tăng quạt nước hoặc phun nước, giảm lượng thức ăn, thay một phần nước ao hoặc cấp thêm nước mới vào ao, tiến hành san thưa để giảm bớt mật độ.
Tăng thời gian chạy sục khí để tránh thiếu oxy, tránh hiện tượng phân tầng nước ao nuôi. Chuẩn bị máy phát điện, máy sục khí đề phòng khi điện lưới bị mất.
Cung cấp thức ăn và chăm sóc dự phòng
Trước mùa mưa bão, cần chuẩn bị sẵn thức ăn dự trữ và kế hoạch chăm sóc tôm hợp lý. Trong trường hợp ao bị ngập hoặc bị ảnh hưởng bởi mưa bão, việc cung cấp đủ thức ăn và chăm sóc tôm đúng cách sẽ giúp giảm thiểu căng thẳng và tổn thất cho đàn tôm.
Bổ sung men tiêu hóa, khoáng chất trong khẩu phần thức ăn giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, chống chịu các điều kiện thời tiết bất thường.
Khi mưa bão, nhiệt độ giảm xuống thấp tôm sẽ hạn chế khả năng bắt mồi, người nuôi cần điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi, tạo khí độc trong nguồn nước. Nếu nhiệt độ trong ao giảm xuống ở mức từ 18-22oC thì giảm lượng thức ăn khoảng 20-30% so với bình thường.
 
Xây dựng hệ thống cảnh báo và giám sát
Việc thiết lập một hệ thống cảnh báo thời tiết và giám sát liên tục là rất cần thiết. Người nuôi nên sử dụng công nghệ để theo dõi diễn biến thời tiết và tình trạng ao. Những hệ thống cảnh báo sớm giúp kịp thời nhận biết sự thay đổi của thời tiết và có những phương pháp ứng phó phù hợp.
Cuối cùng người nuôi tôm cần theo dõi thường xuyên thông báo diễn biến mực nước lũ trên các con sông và tình hình mưa bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp bảo vệ ao nuôi tôm hiệu quả.
Mưa bão gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ao nuôi tôm, nhưng với các biện pháp phòng ngừa và ứng phó hợp lý, thiệt hại có thể được giảm thiểu. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việc gia cố bờ ao đến việc sử dụng công nghệ giám sát sẽ giúp bảo vệ tài sản và hạn chế thất thoát tôm nuôi.
Để hạn chế tác động xấu của môi trường do mưa bão ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và nguy cơ thất thoát trong ao nuôi, người nuôi tôm cần triển khai các biện pháp bảo vệ tôm hiệu quả trước những thiệt hại do mưa bão gây ra.
Mưa bão sẽ làm biến động môi trường nước ao, ảnh hưởng tới sức khỏe tôm nuôi 
Trong mùa mưa bão thường xuất hiện những cơn mưa lớn, kéo dài làm thay đổi các yếu tố thủy, lý, hóa môi trường nuôi theo chiều hướng xấu. Sự thay đổi này làm tôm nuôi giảm sức đề kháng và mẫn cảm hơn với các tác nhân gây bệnh sẵn có trong nước như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, từ đó dễ dẫn đến dịch bệnh và giảm hiệu quả nuôi tôm.
Để bảo vệ, nâng cao hiệu quả nuôi tôm, hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra. Người nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp sau:
Tăng cường hệ thống thoát nước
Một trong những bước quan trọng là đảm bảo hệ thống thoát nước của ao nuôi tôm hoạt động hiệu quả. Trước mùa bão lũ, người nuôi cần kiểm tra lại cống xả tràn và chuẩn bị nguồn nước sạch để thay nước ao nuôi khi cần thiết.
Độ mặn của nước trong ao nuôi sẽ biến động rất mạnh khi xảy ra mưa bão. Để hạn chế hiện tượng giảm độ mặn đột ngột trong ao nuôi tôm, người nuôi phải có kế hoạch điều tiết nước. Trước khi mưa to cần lấy nước có độ mặn thích hợp vào ao để mực nước trong ao cao nhất.
Trong khi mưa nên tránh các hoạt động làm xáo trộn nước trong ao nuôi. Sau khi mưa cần nhanh chóng rút bớt nước ở tầng mặt của ao bằng cách tháo các cửa của cống thoát. Đối với các vùng nuôi đất bị chua phèn, rắc vôi quanh bờ ao trước khi mưa phòng nước trôi phèn xuống làm biến động pH ao nuôi.
Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, cập nhật dự báo thời tiết để có biện pháp thu hoạch tôm nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm trước khi mưa bão xảy ra.
Gia cố bờ ao
Bờ ao là phần quan trọng trong việc giữ nước và tôm trong ao. Bờ ao phải đắp cao hơn mực nước mưa ít nhất 0,4-0,5m khi mưa bão đến. Để tránh thiệt hại, người nuôi tôm cần kiểm tra và gia cố bờ đê, bờ ao, sửa chữa lại chòi canh và các công trình phụ trợ khác được chắc chắn. Nếu không đắp bờ đê, người nuôi nên dùng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp bao quanh ao để hạn chế tôm thất thoát.
Khu vực ao nuôi gần biển nên trồng cây chắn gió, chắn cát bay. Chuẩn bị thêm các bao tải đất, cát bảo vệ đê, các thiết bị nuôi tôm được che chắn, buộc cẩn thận.
Đối với những ao nuôi chưa thả giống, người nuôi nên tăng cường gia cố lại bờ ao, giàn quạt, máy sục khí… để sẵn sàng thả tôm khi mưa bão đi qua.
Các biện pháp phòng bệnh
Bước vào mùa mưa bão, các thông số môi trường sẽ có sự biến động lớn làm tôm yếu, giảm sức đề kháng. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung Vitamin C, khoáng vi lượng, men tiêu hóa vào khẩu phần ăn của tôm định kỳ 10-15 ngày/đợt, mỗi đợt từ 5-7 ngày.
Kiểm tra hoạt động của tôm nuôi và môi trường nước trước và sau mưa để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nếu phát hiện thấy hiện tượng nổi đầu ở tôm cần xác định nguyên nhân là do đâu, nếu là do thiếu oxy, cần tăng quạt nước hoặc phun nước, giảm lượng thức ăn, thay một phần nước ao hoặc cấp thêm nước mới vào ao, tiến hành san thưa để giảm bớt mật độ.
Tăng thời gian chạy sục khí để tránh thiếu oxy, tránh hiện tượng phân tầng nước ao nuôi. Chuẩn bị máy phát điện, máy sục khí đề phòng khi điện lưới bị mất.
Cung cấp thức ăn và chăm sóc dự phòng
Trước mùa mưa bão, cần chuẩn bị sẵn thức ăn dự trữ và kế hoạch chăm sóc tôm hợp lý. Trong trường hợp ao bị ngập hoặc bị ảnh hưởng bởi mưa bão, việc cung cấp đủ thức ăn và chăm sóc tôm đúng cách sẽ giúp giảm thiểu căng thẳng và tổn thất cho đàn tôm.
Bổ sung men tiêu hóa, khoáng chất trong khẩu phần thức ăn giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, chống chịu các điều kiện thời tiết bất thường.
Khi mưa bão, nhiệt độ giảm xuống thấp tôm sẽ hạn chế khả năng bắt mồi, người nuôi cần điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi, tạo khí độc trong nguồn nước. Nếu nhiệt độ trong ao giảm xuống ở mức từ 18-22oC thì giảm lượng thức ăn khoảng 20-30% so với bình thường.
Xây dựng hệ thống cảnh báo và giám sát
Việc thiết lập một hệ thống cảnh báo thời tiết và giám sát liên tục là rất cần thiết. Người nuôi nên sử dụng công nghệ để theo dõi diễn biến thời tiết và tình trạng ao. Những hệ thống cảnh báo sớm giúp kịp thời nhận biết sự thay đổi của thời tiết và có những phương pháp ứng phó phù hợp.
Cuối cùng người nuôi tôm cần theo dõi thường xuyên thông báo diễn biến mực nước lũ trên các con sông và tình hình mưa bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp bảo vệ ao nuôi tôm hiệu quả.
Mưa bão gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ao nuôi tôm, nhưng với các biện pháp phòng ngừa và ứng phó hợp lý, thiệt hại có thể được giảm thiểu. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việc gia cố bờ ao đến việc sử dụng công nghệ giám sát sẽ giúp bảo vệ tài sản và hạn chế thất thoát tôm nuôi.
Nguồn: Người nuôi tôm

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)