Cá trắm cỏ (danh pháp hai phần: Ctenopharyngodon idella) là một loài cá thuộc họ Cá chép (Cyprinidae), loài duy nhất của chi Ctenopharyngodon. Cá lớn có thể dài tới 1,5 mét, nặng 45 kg và sống tới 21 năm.
- Đặc điểm:
- Thân cá trắm cỏ thon dài và có dạng hình trụ, bụng tròn, thót lại ở gần đuôi.
- Chiều dài lớn gấp 3,6 - 4,3 lần chiều cao của thân và gấp 3,8 - 4,4 lần của chiều dài đầu, chiều dài của đuôi lớn hơn chiều rộng của nó.
- Đầu trung bình, miệng rộng và có dạng hình cung.
- Hàm trên dài rộng hơn hàm dưới, phần cuối của nó có thể sát xuống phía dưới mắt.
- Không có xúc tu, các nếp mang ngắn và thưa thớt (15-19)
- Vảy lớn và có dạng hình tròn. Hậu môn gần với vây hậu môn
- Màu cơ thể: phần hông màu vàng lục nhạt, phần lưng màu nâu sẫm; bụng màu trắng xám nhạt.
- Phân bố:
- Môi trường: nước ngọt, độ sâu sinh sống từ 0 đến 30m trong các sông, ao hồ và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, ưa nước sạch.
- Nhiệt độ: 0 - 35 °C
- Vĩ độ: 65°bắc - 25°nam
- Có thể nuôi cá trắm cỏ trong các ao thâm canh và bán thâm canh, cũng như trong các lồng hay bè nuôi nhân tạo.
- Sinh sản:
- Trong điều kiện tự nhiên, cá trắm cỏ là loại cá bán di cư. Đến mùa sinh sản chúng di cư lên đầu nguồn các con sông để đẻ. Nước chảy và sự thay đổi mực nước là các điều kiện môi trường thiết yếu để kích thích cá đẻ tự nhiên.
- Trong điều kiện nhân tạo, việc đẻ trứng phải nhờ tới sự tiêm hoóc môn sinh dục (như LRH-A chiết từ não thùy cá mè chẳng hạn) cũng như tạo ra sự chuyển động của nước trong các khu vực nuôi cá sinh sản là các bể đẻ bằng xi măng đường kính 6-10 mét, mực nước sâu 2 mét.
- Cá đạt đến độ tuổi trưởng thành có khả năng sinh đẻ sau 4-5 năm. Trứng cá tự nhiên cũng là một nguồn để sản xuất cá giống hoặc để duy trì và cải tạo gen.
4. Thức ăn:
- Chủ yếu là các loại cỏ, rong và động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng cá,...
- Trong điều kiện chăn nuôi nhân tạo, cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm phụ của việc chế biến ngũ cốc như cám hay thức ăn viên).
6.Tiêm miễn dịch cho cá trắm cỏ:
- Dụng cụ tiêm: Dụng cụ tiêm gồm kim tiêm, ống tiêm. Trước khi dùng luộc sôi 15-20 phút khử trùng, sau khi dùng rửa sạch sẽ.
- Khử trùng cho cá giống: Trước khi tiêm miễn dịch cho cá giống dùng nước muối 2%-3% ngâm 5-10 phút (xem nhiệt độ nước cao thấp mà quyết định), cũng có thể sau khi miễn dịch khử trùng, nhất là thân cá có mang ký sinh trùng, có thể dùng nước muối cho thêm thuốc khử trùng đồng thời tiêu độc 5-10 phút.
Phương pháp tiêm
- Tiêm bắp. Chỗ bắp dưới chân vây lưng của cá, đầu kim và thân cá thành 45 độ đâm vào thân cá 0,2-0,5cm là được.
- Tiêm khoang bụng. Chỗ khoang bụng phần chân vây bụng của cá, đầu kim và thân cá thành 45 độ đâm sâu vào thân cá 0,2cm là được.
- Kim tiêm cá giống có quy cách 10-13cm nói chung dùng mũi kim số 4, cá giống có quy cách 17cm dùng mũi kim so 4,5-5. Nếu khi tiêm khoang bụng, tránh chọc kim tiêm qua sâu làm tổn thương nội tạng cá.
- Lượng thuốc tiêm. Vaccin sống (live vaccine) bệnh xuất huyết ở cá trắm. Cá trắm thể trọng 15-250g mỗi con tiêm 0,2mg, cá trắm thể trọng 250-750mg mỗi con tiêm 0,3mg; vắc xin chết (innactivated vaccine) bệnh xuất huyết ở cá trắm, cá trắm thể trọng 15-250g mỗi con tiêm 0,3mg cá trên 250g mỗi con tiêm 0,5mg.
- Khi tiêm phòng dịch cho cá trắm có thể dung chậu đựng cá, người tiêm đeo găng tay vải sơi bắt cá tiêm.
- Vị tri đặt lọ thuốc tiêm. Trước khi tiêm thuốc chọn một đoạn cây tre treo bình thuốc lên cao, hơn mặt thao tác tiêm 50-80cm. Trước hết rút hết không khí trong ống tiêm, trong thời gian thao tác, tránh ánh mặt trời trực tiếp chiếc vào thuốc tiêm, đồng thời phải tránh nhiệt độ cao.
Chú ý:
- Vaccine sống (live vaccine) bệnh xuất huyết ở cá trắm phải bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C, sau khi vaccine tan trong vòng 2 giờ phải dùng hết.
- Cá trắm tiêm phòng dịch phải là cá khoẻ mạnh, không bệnh tất, không có ký sinh trùng.
- Vaccine quá hạn dùng hoặc biến chất không được sử dụng.