Hỗ trợ trực tuyến

5 yếu tố quản lý nước nuôi tôm

5 yếu tố quản lý nước nuôi tôm; vậy 5 yếu tố quản lý nước đó là gồm những gì, mời bà con xem thêm chi tiết bài viết.

Ngày đăng: 16-09-2022

1476 Lượt xem

Thông qua 5 yếu tố quản lý nước nuôi tôm này bà con phần lớn đã nắm khá rõ về kỹ thuật trong nuôi tôm, mang lại hiệu quả cao.

5 yeu to quan ly nuoc nuoi tom.jpg (230 KB)

Những nhân tố quan trọng quản lý nước nuôi tôm

A. Duy trì các chỉ số môi trường nước ổn định

5 yếu tố quản lý nước nuôi tôm quan trọng theo chúng tôi nó quyết định thành bại trong vụ nuôi tôm, mong rằng bà con tham khảo và có thể áp dụng.

1 - Nhiệt độ nuôi tôm

Đối với nhiệt độ nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi. Nếu nhiệt độ không phù hợp tôm sẽ không phát triển được.

Tôm thẻ chân trắng nhiệt độ tốt nhất từ 250C – 300C; Tôm sú nhiệt độ tốt nhất từ 280C – 300C

2 - Hàm lượng Oxy

Oxy là sự sống, hệ thống oxy phải đảm bảo hoạt động tốt 24/24h. Có hệ thống dự phòng, tránh trường hợp xảy ra sự cố, không có hệ thống phụ thay thế sẽ rất nguy hiểm.

Hàm lượng oxy hòa tan cần duy trì ổn định mức từ 4 mg/l trở lên. Nhằm đảm bảo lượng oxy cho tôm, khi hàm lượng oxy dồi dào tôm sẽ ăn nhiều hơn, phát triển tốt hơn.

Cần lắp dàn quạt nước nhằm tạo dòng, không phân tầng nước, kết hợp hệ thống sục khí oxy đáy nhằm giải phóng khí độc, hạn chế sự phát triển của tảo dày đặc làm mất oxy ao nuôi tôm.

3 - Độ mặn trong nuôi tôm

Đối với tôm thẻ chân trắng tốt nhất từ 10 – 15‰, tôm sú độ mặn tốt nhất từ 8 – 20‰. Lưu ý; khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ, sản xuất giống tôm ở độ mặn khác nhau, vì vậy bà con tham khảo ý kiến trại cung cấp giống tôm về độ mặn.

4 - Độ kiềm

Độ kiềm thích hợp với ao nuôi tôm sú là 80 – 120 mg CaCO3/l và 120 – 180 mg CaCO3/l đối với ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Cần kiểm tra độ kiềm 1 lần/tuần để bổ sung vôi kịp thời, nhất là trong giai đoạn tôm lột xác.

5 - Độ trong của nước

Trong nuôi tôm, độ trong của nước thường dao động khoảng 30-45cm; nếu độ trong của nước cao hơn 45cm trở lên. Bà con kiểm tra pH và đồng thời gây màu nước tăng thêm dinh dưỡng

6 - Độ pH

pH tốt nhất trong nuôi tôm cá từ 7,5 – 8,5, cần phải theo dõi pH, không được quá chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm.

pH thấp dưới 7,5 và cao hơn 8,5 sẽ làm ảnh hưởng tôm cá làm cho tôm cá không phát phát triển. Vì vậy bà con cần lưu ý biết cách tăng giảm pH.

7 - Khí độc NH3

Hàm lượng khí độc NH3 tốt nhất nhỏ hơn 0,1mg/l. Nếu hàm lượng khí độc NH3 cao hơn 0,3mg/l sẽ gây ảnh hưởng cho tôm cá

8 - Khí độc H2S

Hàm lượng khí độc H2S phải nhỏ hơn 0,01mg/l. Bởi đây là loại khí độc có độc tính mạnh hơn NH3, nếu hàm lượng khí H2S cao sẽ làm cho tôm cá chết hàng loạt nếu không xử lý kịp thời.

B. Kiểm tra định kỳ

Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp bà con theo sát chỉ số môi trường nước nuôi tôm; khi có sự biến đổi bà con  kịp thời xử lý.

Đo một ngày 2 lần đối với các chỉ số sau; oxy, pH, nhiệt độ, độ trong của nước

Đo một tháng 2 lần đối với khí độc; H2S, NH3

C. Theo dõi kiểm soát tảo

Tảo được chia thành 2 nhóm; tảo độc và tảo có lợi cho tôm cá

Tảo đóng vai trò cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi; yếu tố chính của màu nước, làm giau hàm lượng oxy.

Nếu tảo phát triển quá mức sẽ làm thiếu hụt oxy. Đặc biệt nhóm tảo độc phát triển như; tảo lam, tảo giáp, tảo mắt…sẽ gây ra bệnh đường ruột cho tôm cá.

D. Cách thay nước nuôi tôm

Đối với bà con nuôi tôm ao đất; 30-40 ngày đầu thả tôm thì không cần thay nước, nhằm để nguồn nước ổn định. Sau thời gian đó có thể thay nước từ 10-30% lượng nước trong ao.

Đối với nuôi tôm ao lót bạt bà con có thể thay nước mỗi ngày nếu nguồn nước thuận lợi. Mỗi lần thay khoảng 35-50%

E. Duy trì hàm lượng ion ở mức cân bằng

Trong công tác quản lý chất lượng ao nuôi tôm, duy trì hàm lượng ion đóng vai trò hết sức quan trọng. Hàm lượng ion trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của tôm, đặc biệt là trong giai đoạn lột xác, hình thành vỏ mới. Tỷ lệ Natri (Na) với Kali (K), Magie (Mg) với Canxi (Ca) cần được kiểm tra thường xuyên và duy trì ở mức cân bằng. Tỷ lệ khuyên dùng là 28:1 (đối với Na:K) và 3,4:1 (đối với Mg:Ca). Tuy nhiên tùy theo điều kiện thực tế mà tỷ lệ này sẽ có sự thay đổi. Do vậy, người nuôi có thể linh hoạt cung cấp thêm các khoáng chất hay natri clorua, magie clorua… cho ao nuôi trong trường hợp bị mất cân bằng ion.

Thông qua bài chia sẻ này phần nào giúp bà con nắm được 5 yếu tố quản lý nước nuôi tôm “ nuôi tôm là nuôi nước “ . Luôn thực hiện tốt câu nói nổi tiếng mà cha ông ta đã để lại để có được vụ nuôi tôm đạt năng suất cao.

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)