Hỗ trợ trực tuyến

4 cách nuôi ghép cá rô phi và tôm thẻ chân trắng

Theo khuyến cáo của các ngành chức năng, bà con có thể nuôi ghép cá rô phi với tôm theo 4 cách sau:

Ngày đăng: 14-08-2024

45 Lượt xem

Theo khuyến cáo của các ngành chức năng, bà con có thể nuôi ghép cá rô phi với tôm theo 4 cách sau:

1. Thả trực tiếp cá rô phi vào ao nuôi tôm(mật độ nuôi tôm 30 – 40 con)

Kết hợp tôm và cá rô phi trong cùng một ao: Sau 30 ngày thả tôm thì thả cá rô phi để tránh hao hụt cho tôm con. Với 100.000 tôm thả 100 con cá rô phi loại 50 gram/con. 

Sử dụng cá đực để nuôi ghép, hạn chế việc sinh sản của cá. Nếu có quá nhiều cá trong ao, chúng có thể phát triển quá nhanh và cạnh tranh với môi trường sống của tôm. Sau 3 tháng nuôi, tôm và cá có thể được thu hoạch. Nếu nông dân muốn cá lớn hơn, di chuyển cá rô phi sang ao khác và tiếp tục nuôi.

2. Nuôi cá rô phi trong ao lắng, tận dụng nước từ ao nuôi tôm.

Nuôi cá rô phi trong ao lắng, ao chứa nước cấp cho ao nuôi tôm: mật độ cá rô phi 4- 5 con/m2; không cho cá ăn trong suốt quá trình nuôi.

Nuôi cá rô phi trong ao riêng (ao lắng) nhằm tận dụng nước từ ao tôm. Mô hình này ngày càng áp dụng phổ biến trong hệ thống nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn nước vì vừa tận dụng nước nuôi tôm để nuôi cá rô phi vừa giúp cải thiện nước nuôi tôm cho hệ thống tuần hoàn. Hình thức này có thể áp dụng cho hộ nuôi tôm mật độ cao và có ao lắng. Thời gian nuôi cá rô phi từ 2 - 3 tháng để tạo nước xanh, tuy nhiên cần chú ý lấy nước qua túi lọc thật kỹ khi cấp vào ao tôm, đồng thời hạn chế sử dụng các hóa chất diệt khuẩn có khả năng diệt tảo lục.

3. Nuôi luân canh 2 vụ tôm, 1 vụ cá rô phi trong 1 ao

Nuôi tôm luân canh với cá rô phi nhằm cải thiện đáy ao, giảm chất thải, khí độc, và giảm sử dụng thuốc, hoá chất hạn chế dịch bệnh cho tôm nuôi vụ sau. 

Bà con có thể tranh thủ thời gian nghỉ nuôi giữa các vụ tôm để thả cá rô phi, nhất là vào mùa đông không thể thả tôm do nhiệt độ thấp tôm chậm phát triển. Sau khi thu hoạch tôm, bà con có thể tận dụng nguồn nước nuôi tôm để thả cá vào nuôi. Trong quá trình nuôi cá cần kiểm tra sự phát triển của cá nuôi để bổ sung thêm thức ăn. Sau vụ nuôi cá phải thu hoạch hoàn toàn và cải tạo ao để chuẩn bị cho vụ tôm tiếp theo.

4. Dùng lồng lưới nuôi cá rô phi và đặt trong ao tôm

Khi nuôi chung cá rô phi với tôm trong một ao nhiều bà con lo ngại cá sinh sản nhanh làm ảnh hưởng đến vật nuôi chính, còn nuôi riêng ngoài ao khác để lấy nước cấp cho ao tôm thì ở các nông hộ không bố trí được ao lắng sẽ không thực hiện được. Do đó mô hình được nhiều bà con lựa chọn hiện nay là nuôi cá rô phi trong vèo lưới và đặt trong ao tôm. Chi phí để làm vèo lưới không cao, lại dễ quản lý lượng thức ăn cho tôm, cá rô phi và không làm mất tác dụng lọc nước của cá. 

Nuôi cá rô phi trong lồng lưới trong ao tôm là phương pháp thích hợp nhất; rất dễ thu hoạch.

Nuôi cá rô phi trong lồng lưới đặt trong ao tôm: mật độ cá rô phi 10con/m2 lồng, diện tích lồng khoảng 2% diện tích ao và nên thường xuyên vệ sinh lưới để nước được trao đổi giữa ao nuôi và bên trong lồng

Khi áp dụng nuôi cá trong vèo lưới, các nhà chuyên môn lưu ý bà con một số điểm như sau:

- Đối với ao nuôi tôm thâm canh, khi chuẩn bị ao nên thiết kế vèo lưới ở vùng trũng giữa ao (vùng gom tụ chất thải), chiếm 7 – 10% diện tích ao, mắt lưới thưa (cỡ 0,5 – 1cm) để chất thải lọt qua lưới làm thức ăn cho cá.

- Nhằm tránh cá sinh sản, cần chọn cá rô phi đơn tính, cỡ lớn (15 – 20 con/kg), cỡ cá giống phải lớn hơn mắt lưới. Mật độ thả từ 10 con/m2 lồng.

- Ao nuôi tôm mật độ cao thì cá rô phi thả trong vèo lưới thường không cho ăn để cá ăn chất thải của tôm được quạt khí quay tụ vào vèo. Định kỳ 15 ngày làm thoáng vèo 1 lần để chất thải dễ lọt qua.

- Tôm thường ăn mồi mạnh vào chập tối và rạng sáng, cá ăn mồi mạnh vào ban ngày. Do vậy nên cho tôm ăn vào thời điểm trước khi trời sáng và sau khi tối, tránh cá tranh mồi của tôm, thức ăn thừa và chất thải của tôm sẽ được cá rô phi sử dụng.

- Cá rô phi sẽ hạn chế lượng đạm và lân trong nước, nhưng sẽ thải ra lượng NH3 không nhỏ, nếu vượt quá 0,1mg/l sẽ gây ngộ độc cho tôm (ức chế sinh trưởng, giảm khả năng kháng bệnh, gia tăng mẫn cảm với điều kiện môi trường). Do vậy có thể thay nước định kỳ 1 tháng/lần, mỗi lần thay 15 – 20% lượng nước trong ao, bón chế phẩm sinh học định kỳ 10 – 15 ngày/lần hoặc bổ sung yucca giúp hấp thụ NH3.

- Duy trì máy sục khí, máy quạt nước để làm tăng hàm lượng oxy hòa tan, phòng ngừa tôm nổi đầu và quy tụ chất thải vào giữa ao.

Nguồn: tepbac

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)