Hỗ trợ trực tuyến

Phèn trong ao nuôi tôm

Phèn trong ao tôm, đất phèn thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất, mặt và có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S. Khi phơi khô đất thường có phấn trắng, trong nước ao thường có màu đỏ nhạt (màu của sắt).

Ngày đăng: 15-05-2019

1727 Lượt xem

Đất phèn là gì?

Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols ) là tên gọi dùng để chỉ nhóm đất có chứa các vật liệu mà kết quả của các quá tiến trình sinh hóa xảy ra là acid sulfuric được tạo thành.  Khi vi sinh vật hoạt động trong điều kiện yếm khí thì gốc sunfat bị khử để tạo ra lưu huỳnh, chất này sẽ kết hợp với nguyên tố sắt có sẵn trong trầm tích để trở thành hợp chất Pyrit sắt (FeS2). Thành phần hợp chất Pyrit sắt rất đa dạng, chủ yếu phụ thuộc thành phần đất phù sa.

Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất, mặt và có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S. Khi phơi khô đất thường có phấn trắng, trong nước ao thường có màu đỏ nhạt (màu của sắt).

phen trong ao tom.png (568 KB)

Đáy ao bị nhiễm phèn

Ảnh hưởng của đất phèn đối với ao nuôi tôm:

+ Vùng đất phèn thường  có pH thấp, hàm lượng can xi trong nước không cao, ảnh hưởng lớn đến sự tạo vỏ của tôm.

+ Làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa tôm và môi trường nước, ngăn cản sự thẩm thấu của ion Na+ và K+ từ bên ngoài vào cơ thể tôm, làm tôm khó lột vỏ.

+ Tạo ra môi trường acid ngăn cản quá trình hoạt hóa của các enzyme trong cơ thể, làm tôm chậm lớn.

+ Hợp chất phèn lơ lửng trong nước sẽ bám vào mang, cản trở quá trình hô hấp của tôm.

+ pH hạ thấp, hàm lượng khí độc trong nước sẽ độc hơn, ức chế quá trình hô hấp của tôm.

+ Các nguyên tố sắt và nhôm sẽ kết hợp với phospho tạo thành một hợp chất khó tan, giảm nguồn dinh dưỡng trong nước, làm cho ao khó gây màu.

+ Nước phèn làm giảm khả năng gắn kết giữa oxy và hợp chất Hb (Hemoglobin) trong máu tôm, vì vậy tôm phải tăng cường hô hấp tiêu tốn nhiều năng lượng, giảm sức tăng trưởng và sinh sản ở tôm.

tom bi anh huong di ao nhiem phen.jpg (42 KB)Tôm bị ảnh hưởng khi ao nhiễm phèn

Phân loại theo độ sâu của tầng phèn trong ao nuôi tôm:

+ Đất phèn nặng có tầng phèn hoạt động nằm ở mặt đất khoảng 50cm.

+ Đất phèn trung bình tầng phèn nằm cách mặt đất từ 50 – 100cm.

+ Đất phèn nhẹ tầng phèn nằm cách mặt đất 100 -150cm.

Xử lý ao nuôi nhiễm phèn: làm vô hiệu quá các ion gây độc và khử độ chua của đất bằng cách lấy mất ion của H+.

Ca3(PO4)3 + 3H+ = 3Ca(HPO4)

Ca(HP04) + H+ = Ca(H2PO4)2

Ca(H2PO4)2 + 2H+ = Ca2+ + 2H3PO4

Các cách xử lý đất nhiễm phèn:

+ Bón vôi nông nghiệp (CaO) để khử trùng, tăng pH và hệ đệm trong ao, liều lượng 15 - 20 kg/100 m2, vôi được rải đều xuống đáy và bờ ao

bon voi khu trung.jpg (61 KB)

bón vôi khủ trùng

+ Bón phân lân để các ion sắt kết hợp, khử sắt, giảm phèn và tăng lượng phospho giúp dễ gây màu. Tuy nhiên, khi cân nhắc khi bón phân lân vì khi gây màu dễ xảy ra màu tảo bất lợi như tảo lam, tảo giáp chiếm ưu thế.

+ Nếu người nuôi có điều kiện nên trải bạt toàn bộ nền đáy hoặc bờ ao, tốt hơn chúng ta có thể làm “Ao ương di động” sẽ giảm được rủi ro cao

ao lot bat han che phen.jpg (224 KB)

ao ương di động - Công ty AQUA MINA

Lưu ý: Sau khi xử lý phèn cần gây màu nước để giải quyết đáy ao bị ô nhiễm do quá trình xử lý phèn gây ra. Ta có thể sử dụng vi sinh EMG:

+ Bước 1: 2L EMG+ 4L mật rỉ + 18 lít nước ao nuôi hoặc nước sạch, khuấy đều và cho vào thùng đậy thật kín.

Sau 2 ngày có bọt khí và mùi thơm nhẹ pH 4,5-5.

+ Bước 2: Thêm 5L mật +21L nước( tổng cộng là 50L) ủ thêm 3 ngày nữa là xài được.

→   Vậy là ta có 50L EM1, dùng 2 lít EM1 để ủ ra 50L EM2 dùng cho ao nuôi quảng canh. 

+ Nuôi công nghiệp: Dùng 3-5 ngày/lần (mỗi lần 10-15l EM1/1000m3 đều khắp ao) hoặc khi thấy chất lượng nước chuyển xấu đi, Có thể tăng liều lên 2 3 lần nếu thấy cần thiết.

+ Nuôi quảng canh: Dùng 5-7 ngày/lần (mỗi lần 10-15l EM2/1000m2 khắp ao).

Tham khảo thêm biện pháp xử lý phèn

vi sinh emg chat luong tot.jpg (1.24 MB)

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)

TIN MỚI NHẤT