Để giúp tôm lột xác đồng đều, nhanh cứng vỏ giúp tôm tăng trọng lượng cũng như kích thước, người nuôi cần chú ý đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng, môi trường, ôxy hòa tan tốt cũng như kiểm soát dịch bệnh.
Ngày đăng: 05-10-2024
83 Lượt xem
Các dấu hiệu và dự báo
Thông thường tôm sẽ không lột xác đồng loạt vào cùng một thời điểm. Chúng có xu hướng lột xác qua thời kỳ thủy triều cao hay trăng tròn. Trải qua ngày lột xác, nếu pH trong ao cao (trên 8,3), tôm sẽ đợi đến khi pH hạ xuống 8,3 sẽ bắt đầu lột xác và thường sẽ xảy ra vào ban đêm.
Sau khi tôm lột xác đồng loạt, người nuôi sẽ nhìn thấy vỏ lột và các vệt bọt dài hay bong bóng. Vỏ tôm mới nhìn sạch sẽ, trong và mỏng. Tuy nhiên, vì sự thiếu hụt lượng khoáng chất trong nước do lượng khoáng này đã được tôm sử dụng cho việc lột vỏ qua đêm, có khả năng sẽ xảy ra sự sụp tảo 2 - 3 ngày sau lột xác. Việc người nuôi nhận biết được thời điểm lột xác đồng loạt và chuẩn bị cho điều đó là rất quan trọng.
Đến ngày dự đoán của lần lột xác, lượng ăn sẽ giảm khoảng 10 - 30%. Một khi được dự báo trước, người nuôi phải cung cấp sự sục khí đầy đủ, liên tục và chuẩn bị sẵn một số khoáng quan trọng để tạo nguồn khoáng sẵn ngay lập tức cho nhu cầu của tôm trong quá trình lột xác. Nếu pH cao hơn 8,3, người nuôi nên đợi cho đến khi pH giảm để đánh khoáng vào. Nhưng nếu pH trong ao luôn thấp, người nuôi sẽ cần trộn khoáng trong bể bên cạnh ao và bổ sung từ từ liên tục qua ống dẫn đặt phía trước quạt nước vào ban ngày. Mỗi lần, trải qua sự lột xác, có thể có khả năng độ kiềm sẽ giảm do các ion đã được sử dụng để hình thành lớp vỏ mới. Trong các trường hợp như vậy, cần phải điều chỉnh độ kiềm về mức bình thường, khoảng 100 - 120 ppm bằng cách bổ sung Sodium bicarbonate.
Giải pháp
Đảm bảo lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi luôn ở mức khoảng 4 - 6 mg/l trong suốt quá trình nuôi, nếu phát hiện thấy tôm có dấu hiệu lột xác thì tăng cường quạt nước, sục khí.
Điều chỉnh và duy trì độ pH trong ngưỡng thích hợp 7,5 - 8,5 là tốt nhất.
Khi phát hiện tôm bị nhiễm nấm, bị đóng rong cần phải can thiệp và điều chỉnh kịp thời giúp tôm phục hồi và lột xác thành công.
Sử dụng thức ăn bởi các nhà cung cấp thức ăn uy tín, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho sự lột xác của tôm nuôi.
Độ mặn: độ mặn liên quan đến hàm lượng khoáng chất trong ao, độ mặn cao lượng khoáng chất lớn giúp tôm lột xác dễ dàng và nhanh cứng vỏ. Ao nuôi thiếu khoáng sẽ làm tôm khó lột vỏ, mềm vỏ.
Trong quá trình nuôi thường xuyên bổ sung các loại chế phẩm vi sinh, khoáng chất và vitamin thiết yếu giúp tôm sinh trưởng và tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Nguồn: Thanh Hiếu
1800 6071 (Miễn phí gọi tới)
Chiến Lược Hiệu Quả Kiểm Soát Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm Chân Trắng (Vannamei)
Tôm Sú Với Tôm Thẻ Chân Trắng, Loại Nào Tốt Hơn Cho Nuôi Trồng ?
Các yếu tố quan trọng dẫn đến bùng phát Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trong nuôi tôm
Aqua Mina chúc mừng Lễ Khai Trương nhà hàng Misato Sushi Nhật Bản tại Cần Thơ
Góc chia sẻ: Đây là 3 căn bệnh mà tôm sú hay gặp nhất và cách phòng ngừa
Ao ương di động dùng bạt HDPE 0.75mm chất lượng tốt nhất thị trường, khung thép có cường độ cao, lắp đặt và di chuyển dễ dàng. Dùng trong nuôi trồng thủy sản, ương nuôi và dưỡng cá giống, chứa nước trong nông nghiệp, đạt tính hiệu quả và kinh tế. Là sản phẩm rất tiện lợi và hữu ích trong ngành nông nghiệp hiện nay.
CÔNG TY TNHH AQUA MINA
Miền Nam: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, HCM
MST : 0314550526
Hotline: 1800 6071(miễn phí cước gọi đến)
Ms. Phượng 0973 99 88 29 (zalo)
Email: aouongdidong@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/aouongdidong/
© Bản quyền thuộc về www.aouongdidong.com
- Powered by IM Group