Hỗ trợ trực tuyến

BỔ SUNG KHOÁNG CHO TÔM

Cách bổ sung khoáng cho tôm theo dạng tạt hoặc trộn thức ăn bà con nên biết; thông qua bài viết này bà con nắm được cách bổ sung khoáng cho tôm, nắm được các loại khoáng cần thiết trong nuôi tôm; bởi khoáng rát quan trọng trong nuôi tôm.

Ngày đăng: 13-03-2019

2783 Lượt xem

Cách bổ sung khoáng cho tôm hiệu quả thì bà con cần nắm được hai nhóm khoáng là; khoáng đa lượng và khoáng vi lượng, đồng thời hiểu được ý nghĩa một số khoáng quan trọng trong nuôi tôm

1 Khoáng đa lượng và khoáng vi lượng nuôi tôm

* Khoáng được chia làm 2 loại:

– 7 khoáng đa lượng bao gồm: Canxi (Ca), Chloride (Cl), Magie (Mg), Phốt-pho (P), Kali (K) và Lưu huỳnh (S).

– 16 khoáng vi lượng bao gồm: nhôm (Al), Arsen (As), Cô-ban (Co), Chrom (Cr), đồng (Cu), Flo (F), Iod (I), Sắt (Fe), Man-gan (Mn), Molybden (Mo), Se-len (Se), Silic (Si), Ni-ken (Ni), thiếc (Sn), Va-na-di (V), Kẽm (Zn).

– 6 loại khoáng được xem là thiết yếu đối với tôm là: Ca, Cu, Mg, P, K, Se, Zn.

can bo sung khoang cho tom.jpg (166 KB)

2. Ý nghĩa sinh lý của khoáng đa lượng đối với tôm thẻ chân trắng:

– Ca và P: Ca và P là thành phần chính tạo nên lớp vỏ của tôm. Ca cần thiết cho sự đông máu (blood clotting), các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu và là đồng nhân tố tác động trong hệ enzyme. P là thành phần trong các phosphate hữu cơ như là các nucleotide phospholipid, coenzyme, ADN và ARN.

-Na, Cl và K: Na+, Cl và K+ tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạt động enzyme Na+/K+ ATPase trong tế bào. Na+ có chức năng trong dẫn truyền xung động thần kinh cơ. K+ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tôm. Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm, thậm chí chết khi thiếu K+.

– Mg: Mg rất quan trọng trong sự cân bằng bên trong và ngoài tế bào của tôm. Mg tham gia vào quá trình hô hấp tế bào và những phản ứng truyền dẫn phosphate. Mg là nhân tố kích hoạt cho tất cả các phản ứng trong quá trình trao đổi chất lipid, carbohydrate và protein.

3. Bổ sung khoáng cho tôm

A- Bổ sung khoáng tạt cho ao tôm:
Nên bổ sung vào lúc chiều hoặc sập tối vì tôm thường sẽ lột vỏ vào ban đêm, sau khi lột xác thì nhu cầu hấp thu oxy và khoáng của tôm tăng cao. Lúc này tôm hấp thu khoáng từ môi trường bên ngoài để cứng vỏ, quá trình này thường diễn ra lúc 2-4 giờ sáng.
Khi thấy tôm có hiện tượng mềm vỏ hay cơ thịt không được trong, cần phải định kỳ tạt khoáng Canxi và Magie với liều lượng khoảng 1kg/1000m3 tạt đều khắp ao.
B- Bổ sung khoáng bằng cách cho tôm ăn:
Ngoài việc hấp thu khoáng để cứng vỏ thì tôm cũng cần khoáng để giúp phát triển cơ thịt nên việc bổ sung thêm khoáng vào thức ăn từ 5-10mg/kg nếu khoáng dạng bột, hoặc 5-10ml/kg thức ăn nếu khoáng dạng nước, giúp cho tôm hấp thu được thêm khoáng và phát triển cơ thịt tốt hơn.
Với khoáng dạng nước bà con có thể phun đều lên thức ăn rồi cho tôm ăn định kỳ 2 lần/ ngày.
Với khoáng dạng bột bà con có thể áo khoáng với dầu mực hoặc trộn chung với men vi sinh rồi trộn với thức ăn cũng cho ăn 2 lần/ngày để giúp tôm hấp thu tốt và phát triển.

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)