Hỗ trợ trực tuyến

6 lời khuyên trong nuôi trồng thủy sản

Nhiều người mới, thậm chí có những người đã có kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản. Nhưng vẫn gặp khó khăn trong quá trình nuôi trồng, vậy 6 lời khuyên trong nuôi trồng thủy sản hữu ích này có thể giúp bạn nắm được những quy trình rõ ràng hơn.

Ngày đăng: 16-09-2024

60 Lượt xem

Nhiều người mới, thậm chí có những người đã có kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản. Nhưng vẫn gặp khó khăn trong quá trình nuôi trồng, vậy 6 lời khuyên trong nuôi trồng thủy sản hữu ích này có thể giúp bạn nắm được những quy trình rõ ràng hơn.

6 lời khuyên trong nuôi trồng thủy sản sẽ giúp định hướng cho người bắt đầu và bổ sung thêm cho người đã có kiến thức kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản. Hãy cùng Aqua Mina cùng tìm hiểu 6 lời khuyên trong nuôi trồng thủy sản này nhé.

6 lời khuyên để bạn có trang trại nuôi trồng thủy sản hiệu quả.

1.    Chọn giống vật nuôi

Bạn phải xác nhận bạn muốn xây ở dựng trang trại nuôi trồng đó đâu; từ đó bạn phải khảo sát nơi địa hình, khí hậu tại nơi đó có phù hợp với giống vật nuôi đang dự định nuôi không.

Điều quan trọng bạn phải nắm được tập tính sống của từng loài vật nuôi như cá, tôm, lươn…bạn hãy xem bài viết này liệt kê khá chi tiết tập tính sống nhiều loài cá để bạn có thể lựa chọn nuôi DANH SÁCH CÁC LOÀI CÁ SỐNG NƯỚC NGỌT

2.    Lựa chọn mô hình nuôi phù hợp

Chọn nơi có nguồn nước sạch; không bị ô nhiễm, chất thải công nghiệp gây độc hại và nguồn nước phải thuận lợi trong quá trình nuôi.

Hạn chế tối đa ngập lụt hàng năm, chỗ nhạy cảm gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh.

3.    Thiết kế trang trại nuôi

Dù ở bất cứ nơi nào đều chịu sự ảnh hưởng thời tiết hàng năm nhất định, cho nên trong quá trình thiết kế phải đảm bảo được sự an toàn.

6 loi khuyen trong nuoi trong thuy san

Thiết kế trang trại ao nuôi lót bạt và ao ương con giống có mái che

Cần thiết kế loại trang trại tiện lợi nhất và áp dụng hiệu quả nhất; chẳng hạn không còn sử dụng ao đất có thể chuyển sang dạng ao lót bạt…

Trong thiết kế nên có mái che mưa nắng hạn chế thay đổi môi trường đột ngột, ao nuôi phải thông thoáng khi nắng nóng, ấm áp khi trời lạnh…

4.    Phải biết định lượng quản lý thức ăn

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản chi phí thức ăn chiếm từ 50-62% . Nếu bạn không quản lý tốt điều này thì mức chi phí sản xuất cao.

Tránh cho ăn dư thừa; khi thức ăn dư thừa sẽ làm ô nhiễm môi trường nước là tiền đề gây nên dịch bệnh.

Phải tính toán hợp lý cho ăn đủ và thức ăn chất lượng, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho vật nuôi.

5.    Hạn chế mức tối đa thuốc hóa chất

Những năm trước đây đa phần bà con nuôi trồng thủy sản còn sử dụng nhiều thuốc hóa chất để xử lý dịch bệnh. Nhưng lại gây ra hậu quả độc hại cho người tiêu dùng, khi vật nuôi dùng thuốc hóa chất cũng bị ảnh hưởng và chậm lớn.

Người tiêu dùng luôn hướng đến sản phẩm sạch  và các thị trường xuất khẩu cũng kiểm tra rất kỹ. Nên bắt buộc phải tao ra sản phẩm sạch cung ứng ra thị trường

Vậy cần phải sử dụng chế phẩm sinh học EM gốc tiêu diệt vi khuẩn gây hại, cung cấp dinh dưỡng tự nhiên cho tôm, cá…tạo ra sản phẩm sạch và năng suất vụ nuôi.

6.    Tạo lớp bảo vệ từ xa

Nên trồng cây xanh bao quanh trang trại nuôi trồng; làm mát dịu thanh lọc không khí xung quanh ao trong sạch.

Che chắn khi có gió mạnh và làm cung cấp thức ăn xanh cho vật nuôi có thể. Tạo thành một VAC tổng thể đạt hiệu quả nhất.