Hỗ trợ trực tuyến

Nuôi tôm ao trong ao

Sau nhiều lần thất bại trong nuôi tôm, không chỉ riêng anh Hoàng Ngọc Tuấn mà đa phần các hộ nuôi đều gặp nhiều khó khăn trên địa bàn Quảng Trị.

Ngày đăng: 27-09-2024

68 Lượt xem

Anh Hoàng Ngọc Tuấn Thôn Mai Xá, Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị lên mạng tìm hiểu về cách nuôi tôm trong ao nổi lót bạt và quyết định vào thăm quan các farm nuôi trong ao nổi tại các tỉnh Miền Nam tìm hiểu thực tế. Cuối cùng anh đã nhìn ra được nguyên nhận dẫn đến thất bại trong nuôi tôm mà anh và các bà con đã trải qua.

Nguyên nhân thất bại khi nuôi tôm

-       Do sử dụng ao đất để nuôi; dù đã cải tạo ao, diệt khuẩn. Nhưng sẽ không hết dịch bệnh, mầm bệnh vẫn còn trong đất chỉ cần sau thời gian ngắn mầm bệnh phát triển trở lại tôm, cá sẽ không tránh khỏi dịch bệnh.

-       Sử dụng ao đất nên trong đất, bờ ao cua, còng đã mang dịch bệnh vào trong ao, gây bệnh cho tôm, cá.

-       Ao đất rộng lớn khó kiểm soát được qúa trình ăn và phát triển tôm, cá khi phát hiện tôm, cá bị bệnh cũng đã muộn màng.

Nhận định rằng để thành công vụ nuôi tôm, cá cần phải thay đổi ngay mô hình nuôi mới là; sử dụng ngay ao nổi khung sắt lót bạt để nuôi.

Theo anh Hoàng Ngọc Tuấn khi sử dụng ao nổi lót bạt để nuôi trồng thủy sản sẽ cách ly được hoàn toàn mầm bệnh chỉ cần thay đổi mô hình ao lót bạt tỷ lệ chiến thắng vụ nuôi đã đạt được 50%.

25% bà còn thực hiện quy trình nuôi hai giai đoạn; giai đoạn một là ương dưỡng con giống trong ao ương khoảng 30-35 ngày mới chuyển sang ao nuôi thương phẩm giai đoạn hai.

Vậy là mô hình ao nuôi hình tròn, có diện tích nhỏ bằng khung thép không rỉ, phủ bạt HDPE, có đáy dạng hình phễu, vách đứng được đặt ngay trong lòng các ao nuôi cũ. Cách nuôi “ ao trong ao “ đã được anh Hoàng Ngọc Tuấn triển khai nhanh chóng

nuoi tom ao trong ao

Mô hình nuôi tôm ao trong ao

 Với tổng diện tích 2 ha, khu nuôi tôm siêu thâm canh của anh Tuấn gồm 4 ao nuôi hình tròn có đường kính 35m, chiều cao 1,2m; được trang bị đầy đủ hệ thống máy sục khí, ống dẫn khí, máy quạt nước, máy cho tôm ăn tự động…

Quy trình nuôi được chia làm 2 giai đoạn;

Giai đoạn 1

tôm giống được ương nuôi khoảng 30 ngày trong 1 ao nổi, mật độ nuôi khoảng 3.000 con/m2

Giai đoạn 2

tôm giống được chuyển sang các ao nổi còn lại để nuôi thương phẩm, mật độ nuôi khoảng 300 con/ m2. Sau 90 - 100 ngày nuôi, tôm đạt trọng lượng khoảng 40 con/kg thì tiến hành thu hoạch. Anh Tuấn chia sẻ, ở vụ nuôi đầu tiên, với mật độ thả nuôi 300 con/m2, sau hơn 3 tháng nuôi tôm trong ao nổi đạt trọng lượng trung bình 40 con/kg, sản lượng đạt hơn 8 tấn. Trừ chi phí và khấu hao tài sản, anh thu lãi khoảng 300 triệu đồng.

Anh Tuấn chia sẻ, làm ao nổi như thế này vừa tận dụng được các ao nuôi cũ đang bị bỏ hoang hoặc nuôi kém hiệu quả nhưng môi trường trong ao nổi vẫn tách biệt hoàn toàn với ao nuôi cũ, các loại ký chủ trung gian mang mầm bệnh như cua, còng… cũng không thể xâm nhập được. Người nuôi trước khi vào ao đều phải mang ủng, lội qua bể chứa dung dịch thuốc tím và khử trùng tay bằng cồn 70 độ để hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh.

Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh Nguyễn Xuân Phương đánh giá, ngoài giảm chi phí đầu tư, mô hình nuôi tôm trong ao nổi theo mô hình “ao trong ao” này còn dễ dàng trong quá trình quản lý, chăm sóc, hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Đây được xem là mô hình nuôi tôm bằng công nghệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội, an toàn, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế; có khả năng áp dụng rộng rãi do vốn đầu tư và quy trình kỹ thuật của mô hình ở mức độ vừa phải, phù hợp với điều kiện và khả năng các hộ nuôi tôm. Tùy theo điều kiện kinh tế từng hộ có thể thiết kế ao nuôi từ 200 - 700 m2. “Trong thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và PTNT sẽ tham mưu UBND huyện nhân rộng mô hình này ra địa bàn toàn huyện”, ông Phương khẳng định.

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)