Năm 2023, tổng giá trị xuất khẩu nông-lâm-thủy sản và thực phẩm Nhật Bản đạt gần 1.455 tỉ yen và đang hướng tới mục tiêu 2.000 tỉ yen vào năm 2025 và đạt mốc 5.000 tỉ yen vào năm 2030.
Chiều 14.3.2024, tại TP.HCM, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) phối hợp cùng Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức sự kiện kết nối kinh doanh trong lĩnh vực thủy hải sản Nhật Bản, trong đó có sò điệp.
MAFF thông tin, năm 2023, tổng giá trị xuất khẩu nông-lâm-thủy sản và thực phẩm Nhật Bản đạt gần 1.455 tỉ yen và đang hướng tới mục tiêu 2.000 tỉ yen vào năm 2025 và đạt mốc 5.000 tỉ yen vào năm 2030.
Sò điệp, cá cam và cá tráp đỏ là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nhật Bản.
Trong số các sản phẩm thủy hải sản thì sò điệp, cá cam và cá tráp đỏ là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đang triển khai các hoạt động nhằm quảng bá sự hấp dẫn của thủy hải sản Nhật Bản ở trong và ngoài nước và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ông Toru Yoshimatsu, đại diện Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF)
Trao đổi với báo chí tại sự kiện, ông Toru Yoshimatsu - đại diện MAFF cho biết Việt Nam trước giờ có nhiều nhà máy gia công hải sản, trong đó có sò điệp nên có nhiều kinh nghiệm. Do đó, các doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam để làm nơi gia công, từ đó xuất khẩu sang Mỹ, các nước ASEAN.
Người dân Việt Nam yêu thích hải sản tươi ngon của Nhật Bản
Riêng về sò điệp, đại diện MAFF cho biết Nhật Bản có lợi thế về việc nuôi mặt hàng này nên chủ động về nguồn hàng, đảm bảo độ tươi để cung cấp cho các thị trường. Nhật Bản có các tổ chức xúc tiến thương mại như JETRO có thể kết nối hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu hải sản Nhật Bản có thể tìm được nguồn hàng một cách nhanh chóng.
Cre: THANH NIÊN