Khi bắt đầu xây dựng trang trại nuôi tôm quy mô công nghiệp, việc lên kế hoạch kỹ lưỡng rất quan trọng để tránh những sai lầm đáng tiếc. Sai lầm từ giai đoạn đầu có thể tạo ra tác động lớn trong quá trình hoạt động của trang trại và nuôi tôm sau này. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp
1.Thứ nhất: Nguồn nước không đạt tiêu chuẩn
- Một sai lầm nghiêm trọng khi xây dựng trang trại nuôi tôm là không quan tâm đến nguồn nước, đặc biệt là khi ở gần khu công nghiệp hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Nơi này chắc chắn sẽ là khó khăn trong việc nuôi tôm, vì chúng yêu cầu sống trong môi trường nước sạch. Dù có sử dụng hệ thống lọc hoặc hóa chất xử lý, việc chọn những nơi như vậy vẫn mang theo rủi ro cao trong chăn nuôi.
- Nguồn nước không đạt chỉ số hóa sinh tố cũng tạo ra nhiều khó khăn và độn lên chi phí trong chăn nuôi. Chọn nơi có nguồn nước đạt chỉ số lý tưởng với độ kiềm cao, giàu oxy hòa tan, độ mặn ổn định và ít kim loại nặng như sắt (Fe), kẽm (Zn), chì (Pb) sẽ hỗ trợ sản xuất tôm một cách thuận lợi và tiết kiệm chi phí.
Hình 1: Nguồn nước bị nhiễm phèn
2.Thứ hai: Giao thông không thuận tiện
Khi chọn địa điểm nuôi tôm, nhiều người tập trung vào nguồn nước sạch mà quên rằng khi nuôi tôm công nghiệp, đường đi đến trang trại cần phải đủ rộng để đón những xe tải ít nhất là 5 tấn, cũng như đường nội bộ trong Farm cũng phải đủ rộng cho việc di chuyển, vận chuyển thức ăn một cách dễ dàng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến vận chuyển vật liệu xây dựng mà còn tạo khó khăn trong quá trình nuôi, giao nhận thức ăn và chế phẩm mà còn khó khăn trong việc quản lý hoạt động trang trại.
Hình 2: Đường nội bộ trong trang trại nuôi tôm
3.Thứ 3: Nơi có nguồn điện không ổn định
Trong chăn nuôi quy mô công nghiệp, việc tiêu tốn nhiều điện năng để phục vụ ao nuôi liên tục cả ngày lẫn đêm là không thể tránh khỏi. Nếu trang trại phải sử dụng một nguồn điện không đáp ứng được nhu cầu, có thể dẫn đến khả năng hoạt động không hiệu quả, đồng thời tạo lãng phí đầu tư và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm trong ao.
4.Thứ 4: Nơi không được quy hoạch để nuôi thủy sản
Để đảm bảo sự an tâm trong sản xuất dài hạn và tránh các vấn đề pháp lý, việc tuân thủ quy hoạch của nhà nước là cực kỳ quan trọng. Việc lựa chọn những địa điểm được nhà nước quan tâm và ưu tiên cũng giúp đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định và hỗ trợ sản xuất.
5.Thứ 5: Kích thước ao không phù hợp.
Việc thiếu kiến thức thiết kế ban đầu đôi khi khiến nhiều hộ nuôi tôm đặt quá nhiều ao nuôi mà quên đi quan trọng của những ao chứa nước và hệ thống xử lý nước không đủ cấp trong quá trình vận hành. Điều này thường dẫn đến khó khăn và trở ngại trong quá trình nuôi tôm.
Ngay từ bước đầu xây dựng trang trại nuôi tôm, quan trọng là tính toán để đảm bảo rằng ao chứa nước luôn đủ hoặc thậm chí dư so với quy mô ao nuôi. Tạo ra hệ thống lọc nước hoặc ao xử lý hóa sinh chuyên biệt giúp nước cấp vào ao nuôi luôn duy trì trong sạch, tránh các sự cố đáng tiếc trong quá trình nuôi.
6.Ao xả thải không đạt tiêu chuẩn
Quy hoạch và xây dựng trang trại nuôi tôm đôi khi bị coi nhẹ đối với hệ thống ao xả thải, đặc biệt là khi người thực hiện không có kinh nghiệm. Điều này tiềm ẩn rủi ro lớn vì nước xả thải từ ao nuôi chứa nhiều hữu cơ dư thừa, có thể nhanh chóng tạo ra mùi hôi thối nếu hệ thống xả thải không được đầu tư đúng đắn. Nguy cơ này cũng tồn tại đối với môi trường tự nhiên nếu nước thải không được xử lý.
Hình 3: Xủ lý hệ thống nước thải bằng Robot xử lý nước (điện hoá siêu âm).
7.Hạ tầng ao nuôi lỗi
Việc xả xi phông hay rút nước trong quá trình nuôi tôm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thiết kế rốn xi phông và kích thước ống thoát nước phải được chọn đúng để tránh tai hại khi cần thay nước gấp trong ao. Hệ thống cấp nước cũng đòi hỏi sự tính toán cẩn thận với việc lựa chọn máy bơm cấp nước và ống dẫn nước phải phù hợp để đảm bảo khả năng thay nước một cách hiệu quả trong quá trình nuôi thả.
Khi xây dựng trang trại nuôi tôm, thiết kế ao quá sâu hoặc quá nông đều có nhược điểm của mình. Chiều cao ao đáp ứng độ sâu nước từ 1,2m đến 1,5m thường được coi là lựa chọn hợp lý.
Đáy ao cũng cần được thiết kế phẳng và đẹp, tránh gồ ghề và lồi lõm để hỗ trợ quá trình sản xuất, đặc biệt là khi sử dụng guồng quạt để làm sạch chất thải tôm.
Hình 4: Hệ thống nuôi tôm nhà mái che đang dần phổ biến và hiệu quả.
- Liên hệ ngay với AQUA MINA để đặt lịch tư vấn và khảo sát hiện trạng.
- Điện thoại: 1800 6071(Tổng đài miễn cước)
Chúng tôi làm việc vì sự THÀNH CÔNG của Quý Khách hàng!!!