Hiện nay tình hình hạn mặn trong khu vực ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Nước mặn đã đi sâu vào các kênh rạch; nhiều địa phương đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống hạn mặn
Ngày đăng: 16-03-2024
289 Lượt xem
Tại tỉnh Hậu Giang những ngày qua mặn đã xâm nhập vào nhiều địa phương ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh với nồng độ cao, có thời điểm nồng độ mặn đo được tại nhiều điểm ở mức từ 3‰-9,5‰. Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, mực nước trên các kênh, rạch và nội đồng sẽ xuống nhanh từ nay đến ngày 20/3 tới và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 0,15m-0,30m. Hiện tại nguồn nước trên sông Hậu chảy vào tỉnh giữa tháng 3 đang thiếu hụt từ 8,5%-15,5% so với sáu năm gần đây cùng thời kỳ.
Ngành chức năng tỉnh Hậu Giang theo dõi độ mặn hàng ngày trên các kênh, rạch để thông báo cho người dân chủ động ứng phó
Những ngày tới, mặn ảnh hưởng triều Biển Tây qua sông Cái Lớn và kênh Chắc Băng lên nhanh và ở mức cao, thời gian mặn xuất hiện cao nhất trong ngày từ 8h-12h và 16h-20h. Mặn sẽ xâm nhập sâu vào các sông, rạch ở tỉnh Hậu Giang, nhất là tại huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, dự báo tại nhiều nơi độ mặn sẽ ở mức hơn 5‰ -12‰.
Để ứng phó với tình hình này, tỉnh Hậu Giang đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó đã ban hành nhiều kế hoạch, chỉ thị về công tác phòng chống hạn mặn để thực hiện Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại đồng bằng sông Cửu Long; Công văn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các giải pháp ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung xác định từng khu vực khả năng bị ảnh hưởng hạn hán, mặn xâm nhập để triển khai các giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương nhằm chủ động ngăn mặn, trữ ngọt.
Ông Trần Thanh Toàn- Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết: “Ngành chức năng cũng đã phối hợp với đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi cấp tỉnh, cũng như cấp huyện để vận hành, quản lý khai thác các công trình thủy lợi phù hợp để làm sao đảm bảo là nước mặn không lên đồng ảnh hưởng đến sản xuất cũng như là sinh hoạt của người dân. Qua kiểm tra thực tế tới giờ thì công tác vận hành của các hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh Hậu Giang đang phục vụ tốt công tác sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân, đảm bảo rất là tốt .
Sông Cần Thay, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long hiện nay
Tại Vĩnh Long, dự báo đỉnh mặn sẽ rơi vào tháng 3-4, với nồng độ cao nhất phía sông Cổ Chiên tại cống Nàng Âm khoảng 5,5-6,5‰, tại vàm Măng Thít từ 2,5-3‰; phía sông Hậu tại xã Tích Thiện từ 4-5‰, tại vàm Trà Ôn khoảng 1‰; trong nội đồng cao nhất từ 1-1,5‰. Ranh giới mặn 1‰ trên sông Cổ Chiên có thể đến địa bàn xã An Phước, huyện Mang Thít; mặn trên sông Hậu có khả năng đến TT Trà Ôn.
Để chủ động tổ chức phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay, tỉnh đã chủ động, triển khai các giải pháp ứng phó hạn, mặn, đặc biệt không lơ là, chủ quan dù độ mặn không cao. Ông Lưu Nhuận- Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi NN&PTNT cho biết: Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã tổ chức vận hành tốt các công trình thủy lợi, nước sạch theo quy trình, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa các công trình thủy lợi, giao thông có nhiệm vụ ngăn mặn, trữ nước ngọt, sẵn sàng ứng phó trường hợp hạn, mặn bất thường.
Ông Trương Hoàng Giang, Giám đốc đài khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Long cho biết, nước mặn sẽ còn diễn biến phức tạp hơn trong những ngày tới, đề nghị các cấp chính quyền và bà con nông dân có biện pháp phòng ngừa để giảm thiệt hại. Theo dự báo gió mạnh trên biển và tác động mạnh đến các cửa sông, cửa biển ở Nam bộ và kéo dài ngưỡng mặn cao trong thời gian dài đối với tỉnh ven biển kể cả Vĩnh Long. Trong thời gian tới sẽ có một vài kỳ triều cường nữa mặn còn diễn ra rất cao và kéo dài và cũng khó lường. Khuyến cáo người dân và các cơ quan tăng cường theo dõi các bản tin dự báo và các bản tin thông báo về số liệu mặn , ông Trương Hoàng Giang nói.
Hạn mặn không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ dân ven biển hiện nay cũng đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Tại tỉnh Cà Mau đến thời điểm hiện tại có hơn 3.700 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Huyện U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân là những địa phương có nhiều hộ dân thiếu nước nhất. Tại huyện Trần Văn Thời 537 hộ, với gần 2.200 nhân khẩu bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn.
Ông Đỗ Văn Sử, Trưởng phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời cho biết: Hiện có 3 khu vực xảy ra thiếu nước sinh hoạt nhiều. Những khu vực này bà con khoan nước ngầm sử dụng được nhưng mùa này bị nhiễm mặn không thể dùng nấu ăn. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã hỗ trợ bồn trữ nước cho một số bà con ở cuối tuyến ống cấp nước. Cách đó không xa có trạm cấp nước tập trung, bà con có thể ra đó lấy nước về nấu ăn, sinh hoạt. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh có vào kiểm tra, tinh thần chỉ đạo là cho kéo dài tuyến ống cấp nước đến bà con .
Nhiều con sông ở tỉnh Vĩnh Long nước đang xuống rất thấp
Để giải quyết khó khăn của những hộ dân thiếu nước sinh hoạt, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Cà Mau đưa ra giải pháp, trước mắt huy động lực lượng Đoàn viên thanh niên và lực lượng vũ trang cùng người dân địa phương tham gia lắp đường ống nổi trên mặt đất và vòi nước công cộng để cho người dân thuận tiện lấy nước sử dụng. Với 1.300 hộ sống ở khu vực dân cư thưa thớt cấp phát mỗi gia đình 1 bồn nhựa; Với gần 1.000 hộ dân cư sinh sống gần công trình cấp nước tập trung, nhưng chưa tiếp cận được nước sẽ mở rộng mạng đường ống cấp nước; đối với hơn 2.400 hộ dân sống trong khu vực có trạm cấp nước nhưng do nhu cầu sử dụng cao bị quá tải sẽ thực hiện cấp nước luân phiên.
Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Cà Mau cũng kiến nghị UBND tỉnh bố trí hơn 39 tỷ đồng để đảm bảo thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ kịp người dân thiếu và không chủ động nước sinh hoạt trên địa bàn. Tình hình hạn mặn mùa khô đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là các tỉnh ven biển. Thực hiện Công điện số 19/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh trong khu vực ĐBSCL hiện đang quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống hạn mặn, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn mặn gây ra.
Aqua Mina - Đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và lắp đặt bồn nước hàng đầu
Kể từ sau đợt hạn, mặn năm 2016, hầu hết các hộ gia đình đều có nhu cầu dùng ít nhất 1 bồn chứa lớn. Vào thời điểm ngập mặn của miền Tây, chúng tôi dự kiến đưa ra thị trường sản lượng nhiều hơn cùng kỳ năm ngoái để đáp ứng nhu cầu của bà con”. Với các ưu thế riêng và sự phù hợp với đặc thù nhiễm phèn, nhiễm mặn của vùng ĐBSCL, thị trường bồn nhựa chứa nước sạch sẽ tiếp tục phát triển và cạnh tranh hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân địa phương.
Nắm bắt được nhu cầu thiết thực của người dân và tình trạng cấp bách về vấn đề ngập mặn hiện tại ở các vùng ĐBSCL, Công ty Aqua Mina chúng tôi cho ra mắt dòng sản phẩm " Bồn / Hồ Tròn Chứa Nước Chống Hạn Mặn " nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường bồn/hồ tròn nổi chứa nước sạch sẽ tiếp tục phát triển và cạnh tranh hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân địa phương.
Bồn / Hồ tròn chứa nước Aqua Mina là gì?
Bồn nước/Hồ tròn nổi di động chống hạn mặn của AQUA MINA với những ưu điểm đang là sự lựa chọn hàng đầu của người có nhu cầu dự trữ nước sạch quy mô hộ gia đình, đơn vị doanh nghiệp va tổ chức... phục vụ vào mục đích tưới tiêu cây trồng, dự trữ nước sạch, chăn nuôi...
Chúng tôi sản xuất Bồn nước/Hồ tròn nổi theo kích thước/ yêu cầu của khách hàng.
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Bồn nước di động/Hồ tròn nổi phục vụ nhu cầu chứa nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM,
Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước)
Email: sales@aquamina.com.vn
1800 6071 (Miễn phí gọi tới)
Sự Quan Trọng Của Vitamin Cho Sự Phát Triển Của Tôm Thẻ Chân Trắng
Quá Trình Phát Triển Của Tôm Thẻ Chân Trắng Từ Ấu Trùng Đến Trưởng Thành
Bí Quyết Giúp Tôm Phát Triển Hay Nguy Cơ Tiềm Ẩn Nhờ Lấy Mẫu Định Kỳ Trong Ao Nuôi
Dinh Dưỡng Cho Tôm Thẻ Chân Trắng: Chìa Khóa Để Tăng Trưởng Vượt Trội
Cấu trúc cơ thể tôm thẻ chân trắng: Bí mật của sự thích nghi và phát triển
VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN KHỞI ĐẦU TRONG TÌNH HÌNH NUÔI TÔM NHIỀU DỊCH BỆNH HIỆN NAY
Chiến lược “Xanh hóa vùng nuôi” cùng Vietshrimp – Tiếp đà cho ngành tôm bứt phá trong năm 2025
Mẹo Giúp Tăng Động Lực Phát Triển Kinh Tế và Bảo Vệ Môi Trường Trong Ao Tôm
Lợi ích các loại chất phụ gia thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Ngành tôm tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025
Ao ương di động dùng bạt HDPE 0.75mm chất lượng tốt nhất thị trường, khung thép có cường độ cao, lắp đặt và di chuyển dễ dàng. Dùng trong nuôi trồng thủy sản, ương nuôi và dưỡng cá giống, chứa nước trong nông nghiệp, đạt tính hiệu quả và kinh tế. Là sản phẩm rất tiện lợi và hữu ích trong ngành nông nghiệp hiện nay.
CÔNG TY TNHH AQUA MINA
Miền Nam: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, HCM
MST : 0314550526
Hotline: 1800 6071(miễn phí cước gọi đến)
Ms. Phượng 0973 99 88 29 (zalo)
Email: aouongdidong@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/aouongdidong/
© Bản quyền thuộc về www.aouongdidong.com
- Powered by IM Group