Hỗ trợ trực tuyến

CHẾ PHẨM VI SINH TRONG AO TÔM

Muốn nuôi tôm, cá thành công thì bạn phải nắm được kỹ thuật “nuôi nước” chất lượng tốt mới nghĩ đến nuôi tôm, cá tốt. Vì chất lượng nước quyết định nhiều yếu tố như thức ăn, phát triển sinh trưởng, dịch bệnh, tỉ lệ sống chết của tôm. Việc lựa chọn nguồn nước sạch không bị ô nhiễm và luôn kiểm tra xử lý kịp thời bảo vệ vật nuôi bạn phải đặt lên hàng đâu. Trong quá trình nuôi thì môi trường nước được sử dụng các sinh vật có hại trong ao, thức ăn thừa, phân tôm…làm cho chất lượng nước xấu đi người nuôi phải cải thiện lại chất lượng nước bằng chế phẩm vi sinh

Ngày đăng: 26-11-2018

1406 Lượt xem

1.    CHẾ PHẨM VI SINH LÀ GÌ ?

Là thành phần của CPVS rất đa dạng, có thể chứa chỉ một loài hay rất nhiều loài vi khuẩn, có thể bổ sung thêm các men phân giải hữu cơ, các vitamin hay các chất chiết xuất sinh học… CPVS thường được tạo nên từ 3 thành phần:

- Các chủng vi khuẩn có lợi, có thể tham gia sử dụng và phân hủy các hợp chất hữu cơ như: Bacillus sp., Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp., Clostridium sp, Cellulomonas sp, Lactobacillus sp, L.acidophillus, L.casei, L.rhamnosus, L.bulgaricus, Streptococcus sp., Sacharomyces sp…

- Các loại enzyme hữu cơ, xúc tác cho quá trình phân hủy của các vi sinh vật như: Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase…

- Các chất dinh dưỡng sinh học để kích hoạt sinh trưởng ban đầu của hệ vi khuẩn có lợi.

2.    CÔNG DỤNG CỦA CPVS

CPVS được sử dụng để phân hủy các hợp chất hữu cơ như thức ăn thừa, phân tôm, xác chết của tảo và sinh vật trong ao…, làm cho đáy ao và chất lượng nước tốt hơn, hạn chế ô nhiễm nước.

che pham vi sinh la gi

 

3.    LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM VI SINH

(1) Làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm, cá.

(2) Nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng của tôm, cá.

(3) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi và xung quanh do nuôi thuỷ sản gây nên.

(4) Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

Các lợi ích đạt được như trên là do hoạt động tích cực của vi khuẩn qua một hay nhiều cơ chế tác động:

(1) Cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và giá thể với các loài vi khuẩn có hại khác và tảo độc.

(2) Chuyển hoá các chất hữu cơ như thức ăn dư, xác tảo, cặn bã thành CO2 và nước; chuyển các khí độc như NH3, NO2 thành các chất không độc như NH4+, NO3-.

(3) Hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột và giúp chuyển hoá hiệu quả thức ăn.

(4) Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh.

4.    NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CPVS

Màu nước ao có sử dụng men vi sinh

Để men vi sinh phát huy hiệu quả cao, người nuôi thủy sản phải tuân thủ một số nguyên tắc dùng sau đây:

- Tăng sinh khối vi sinh bằng cách hoà loãng men vi sinh bằng mật rỉ đường với nước trong ao nuôi cho vào xô. Sau đó sục khí 8- 24giờ đến khi men có mùi chua hay pH giảm thì đem tạt đều xuống ao.

- Định kỳ dùng trong quá trình nuôi. Thông thường 2- 3ngày/lần đối với ao bạt, 4-5 ngày đối với ao đất.

- Liều lượng dùng phải theo đúng đề nghị của nhà sản xuất.

- Khi môi trường ao nuôi có dấu hiệu hay đang suy giảm chất lượng như hàm lượng khí độc cao (NH3, H2S, NO2…), nước nhiều cặn bã, nước phát sáng thì men vi sinh được sử dụng sớm hơn so với thường ngày với liều lượng tăng gấp 2 lần so với đề nghị.

- Không được sử dụng men vi sinh cùng với các loại hoá chất có tính diệt khuẩn như BKC, thuốc tím, Chlorine, i-ốt, kháng sinh. Đồng thời, không được sử dụng men vi sinh khi các chất trên đang hiện diện trong môi trường nước hay trong thân tôm.

- Trước khi sử dụng men vi sinh cần cải thiện môi trường ao nuôi bằng các biện pháp như thay nước, sử dụng vôi nâng pH lên 7,5 - 8,5, sử dụng vôi + Dolomite + Khoáng nâng cao độ kiềm.

Men vi sinh sẽ có hiệu quả sau khi sử dụng 1- 2ngày, thể hiện qua màu nước và các chỉ tiêu môi trường.

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)