Bọt trắng không tan trong ao nuôi tôm cá thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm sự tăng trưởng quá mức của vi khuẩn, tảo, hay chất rắn không hòa tan. Dưới đây là một số cách để xử lý bọt trắng
Đối với ao nuôi tôm, chạy quạt có vai trò cung cấp lượng oxy cần thiết cho tôm. Nhưng nếu khi chạy quạt xuất hiện tình trạng bọt trắng lâu tan hoặc không tan, vậy chúng là gì và có gây bất lợi gì cho tôm hay không. Cùng Tommy tìm hiểu dưới bài viết dưới đây nhé!
Hiện tượng bọt trắng lâu tan hoặc không tan
Trong quá trình chạy quạt cho ao thường xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan trên bờ mặt ao. Đây là dấu hiệu cho thấy nước ao có nhiều chất cặn lơ lửng như xác tảo tàn, chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, tảo, vi khuẩn dạng sợi, và các hạt rắn lơ lửng khác. Bọt có thể màu trắng, vàng nâu nhạt, xanh tùy thuộc vào tác nhân gây ra bọt. Trừ trường hợp bọt xuất hiện do việc sử dụng hóa chất có chất tạo bọt như chất tấy rửa, saponin, sau khi dùng BKC.
Bọt trắng nếu không được xử lý sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Khi bọt trắng xuất hiện là biểu hiện của chất lượng nước ao bị ô nhiễm do tích lượng lớn chất hữu cơ (phân tôm, thức ăn thừa). Ngoài ra, trong ao đang xuất hiện lượng khí độc (NH3 và NO2) rất cao.
Phân biệt các loại váng bọt
- Loại mau tan, không gây ảnh hưởng cho môi trường hoặc ao tôm: là loại bọt do các thiết bị sục khí tạo ra hoặc do hoạt động quạt nước hòa tan oxy vào nước tạo ra ngay trên dòng chảy và nhanh chóng tan ngay sau đó hoặc các dãy bọt không kéo dài và di chuyển vòng vòng khắp ao. Loại bọt này thường rất mau tan và có màu trắng.
- Bọt hình thành do hoạt động sử dụng hóa chất: Thông thường các hóa chất sử dụng trong ao tôm luôn tạo ra bọt khi ứng dụng, ngoài việc tạo ra bọt, chúng cũng tạo ra sức căng bề mặt nước ao khác biệt tại thời điểm dùng hóa chất, hiện tượng này rất dễ quan sát thấy sự biến đổi trạng thái bề mặt nước khi dùng hóa chất.
- Loại bọt này nhanh tan hay chậm tan tùy thuộc vào từng loại hóa chất sử dụng và liều lượng dùng. Tuy vậy, chúng cũng sẽ tan hết sau 1 – 2 giờ đồng hồ. Saponin cũng là hoạt chất tạo ra bọt khi sử dụng: Dùng saponin diệt tạp hoặc kích lột (không khuyến khích áp dụng) cũng tạo bọt, vì hoạt chất saponin có tính xà phòng.
- Bọt có màu, gây bất lợi cho môi trường và tôm nuôi: Loại bọt này thường lâu tan cho đến rất lâu tan và thường có màu đặc trưng là nâu, đen từ nhạt đến sậm. Có nhiều nguyên nhân tạo ra bọt này chẳng hạn sụp tảo đột ngột, cho ăn dư thừa, phân tôm nhiều do không xi phông tốt…
- Bọt màu lâu tan là một tập hợp vật chất hữu cơ lơ lửng hoặc không mong muốn. Sự tồn tại của chúng là chỉ thị chất lượng nước nuôi – môi trường sống của tôm đang kém dần. Có thể so sánh liên tưởng nó như cách mà chúng ta đang sống trong môi trường xung quanh có chất lượng không thật sự làm ta thoải mái.
Nguyên nhân hình thành bọt trắng
Sự hình thành khí độc H2S trong ao nuôi tôm: Quá trình nuôi tôm trong ao sẽ dần sinh ra các chất hữu cơ trong nước như: phân tôm, thức ăn thừa,… Quá trình phân hủy các chất hữu cơ này trong nước và đáy ao sản sinh ra lượng H2S. Nồng độ H2S càng cao lượng bọt trắng sinh ra càng nhiều.
Tảo tàn: Khi trong ao có nhiều chất ô nhiễm dần dần sẽ sinh ra tảo, sau một thời gian ngắn tảo chết hay còn gọi là tảo tàn sẽ là tăng thêm lượng chất ô nhiễm trong ao. Ngoài ra, tảo tàn nổi trên bề mặt kết hợp việc quạt nước sẽ làm bọt sinh ra bọt.
Cách xử lý nhanh bọt trắng
Khi bà con nhận thấy bọt trắng xuất hiện nhiều trong ao nuôi tôm, cần đề ra biện pháp để xử lý chúng nhanh chóng để giảm ảnh hưởng lên sức khỏe của tôm. Có 2 cách cơ bản như sau:
* Kiểm tra và điều chỉnh chất lượng nước:
Đảm bảo các thông số chất lượng nước như pH, ammonia, nitrite, nitrate, và nồng độ oxy đều trong mức an toàn cho tôm cá. Mức chất thải từ tôm cũng cần được kiểm soát để tránh sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
1. Sử dụng vi sinh vật có lợi:
Thêm vi sinh vật có lợi như vi khuẩn nitrosomonas và nitrobacter để giúp cải thiện quá trình quản lý chất thải và duy trì sự cân bằng hệ thống.
2. Kiểm soát lượng thức ăn:
Đảm bảo bạn đang cung cấp lượng thức ăn phù hợp và không quá mức. Thức ăn thừa có thể làm tăng lượng chất thải trong ao.
3. Sử dụng enzyme xử lý chất thải:
Các enzyme xử lý chất thải có thể giúp giảm lượng chất cặn hữu cơ trong ao nuôi, giảm nguy cơ tăng trưởng vi khuẩn.
4. Kiểm soát ánh sáng:
Giảm lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp vào ao nuôi, vì ánh sáng mặt trời có thể kích thích sự phát triển của tảo và vi khuẩn.
5. Thực hiện thay nước định kỳ:
Thay nước định kỳ giúp loại bỏ chất rắn không hòa tan và giữ cho môi trường nước sạch sẽ.
6. Sử dụng các phương pháp xử lý nước:
Các phương pháp xử lý nước như sử dụng chất khử trùng hoặc chất xử lý nước có thể được áp dụng để giảm lượng vi khuẩn và tảo trong ao nuôi.
7. Tăng cường tuần tra và quản lý đề xuất của chuyên gia:
Theo dõi và duy trì theo dõi đề xuất của chuyên gia nuôi trồng thủy sản để giải quyết sự cố một cách nhanh chóng và hiệu quả.
-> Trên đây là ý kiến cá nhân đến từ TOMMY về cách xử lý khi chạy dàn quạt tạo ra bọt trắng không tan trong nuôi thủy sản, bà con có thể tham khảo thêm
Nguồn: tepbac.com