Hiện nay chưa có biện pháp nào chữa trị được bệnh virus đốm trắng trên tôm nuôi, vì vậy phòng ngừa vẫn là cách hữu hiệu nhất…
Ngày đăng: 22-07-2024
114 Lượt xem
Chọn thời điểm thả và con giống
- Tránh thả tôm vào vụ nghịch (mùa lạnh hoặc giai đoạn nhiệt độ biến động bất thường).
- Mua con giống ở trại giống uy tín (nơi có sự kiểm soát chất lượng đầu vào tôm bố mẹ và đầu ra con giống). Nếu có thể, yêu cầu trại giống ương liên tiếp 7 ngày trước khi xuất bán ở 32oC. Khi đó, con giống sẽ không mang mầm bệnh đốm trắng (theo GS Chalor Limsuwan).
- Gửi mẫu kiểm tra con giống trước khi mua. Lưu ý là kết quả âm tính không đồng nghĩa với tôm không mang mầm bệnh vì máy PCR chỉ phát hiện virus với ngưỡng nhất định.
- Nếu thả nhiều ao, như ao ương di động, ao đất, bể ương nổi lót bạt,...người nuôi nên chia thành vài đợt và sử dụng các nguồn giống khác nhau. Điều này giảm được nguy cơ xảy ra bệnh đồng loạt.
Chủ động phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi
- Diệt hết các loài giáp xác (cua, còng, tôm dại) có khả năng mang mầm bệnh đốm trắng.
- Thiết lập hàng rào ngăn còng xung quanh ao và lưới đuổi chim phủ toàn ao.
- Quản lý môi trường ao nuôi cẩn thận trong 45 ngày đầu. Hầu hết những ao tôm xảy ra đốm trắng đều có khí độc xuất hiện trong giai đoạn chuẩn bị ao, do việc cải tạo ao không được kỹ, ao không có tảo phát triển ổn định, có tảo đáy chết và ao nghèo dinh dưỡng. Khí độc (NH3, NO2, H2S) khiến tôm yếu và mẫn cảm với bệnh. Và khi nhiệt độ thấp hơn 28oC dịch bệnh đốm trắng nổ ra. Đây là giai đoạn khó khăn đối với tôm do chuyển từ bể ương được chăm sóc kỹ sang ao nuôi với nhiều thay đổi.
- Trong quá trình nuôi hạn chế việc thay nước thường xuyên trong ao, nên sử dụng lượng nước đã cấp ban đầu, định kỳ bổ sung vi sinh vào ao nuôi và cấp thêm nước đã qua xử lý khi cần thiết.
- Nhằm tránh lây lan mầm bệnh giữa các ao, tốt nhất không nên sử dụng chung các dụng cụ với nhau (lưới, vợt, thuyền...), nếu đã dùng chung thì các dụng cụ đó phải được sát khuẩn và phơi khô trước 1 ngày. Ngoài ra, sau khi người nuôi đã lội xuống ao xong thì phải tắm rửa sạch sẽ và không nên tiếp xúc với thức ăn, lội xuống ao khác.
- Khi các ao khác trong trại hoặc các ao xung quanh xảy ra đốm trắng, người nuôi cần chủ động ngưng qui trình vi sinh để chuyển sang dùng chất sát trùng nhằm loại bỏ mầm bệnh có thể đã lây lan theo đường nước, cua còng, chim hay dụng cụ dùng chung vào ao. Đồng thời trộn vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm và cải thiện môi trường (giảm khí độc, ổn định độ kiềm) trong suốt thời gian này.
1800 6071 (Miễn phí gọi tới)
Tìm hiểu về Virus Hội chứng Taura (TSV) ở tôm thẻ chân trắng
Chiến Lược Hiệu Quả Kiểm Soát Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm Chân Trắng (Vannamei)
Tôm Sú Với Tôm Thẻ Chân Trắng, Loại Nào Tốt Hơn Cho Nuôi Trồng ?
Các yếu tố quan trọng dẫn đến bùng phát Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trong nuôi tôm
Aqua Mina chúc mừng Lễ Khai Trương nhà hàng Misato Sushi Nhật Bản tại Cần Thơ
Góc chia sẻ: Đây là 3 căn bệnh mà tôm sú hay gặp nhất và cách phòng ngừa
Ao ương di động dùng bạt HDPE 0.75mm chất lượng tốt nhất thị trường, khung thép có cường độ cao, lắp đặt và di chuyển dễ dàng. Dùng trong nuôi trồng thủy sản, ương nuôi và dưỡng cá giống, chứa nước trong nông nghiệp, đạt tính hiệu quả và kinh tế. Là sản phẩm rất tiện lợi và hữu ích trong ngành nông nghiệp hiện nay.
CÔNG TY TNHH AQUA MINA
Miền Nam: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, HCM
MST : 0314550526
Hotline: 1800 6071(miễn phí cước gọi đến)
Ms. Phượng 0973 99 88 29 (zalo)
Email: aouongdidong@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/aouongdidong/
© Bản quyền thuộc về www.aouongdidong.com
- Powered by IM Group