Hỗ trợ trực tuyến

Cách làm tôm lột xác nhanh

Cách làm tôm lột xác nhanh thì cần phải chú ý 4 yếu tố này để giúp bà con có cách làm tôm lột xác nhanh và đều đạt hiệu quả.

Ngày đăng: 20-09-2024

7 Lượt xem

Cách làm tôm lột xác nhanh thì cần phải chú ý 4 yếu tố này để giúp bà con có cách làm tôm lột xác nhanh và đều đạt hiệu quả.

cach lam tom lot xac nhanh

4 yếu tố kích thích tôm lột xác

1- Chất dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu trong cách làm tôm lột xác nhanh; dinh dưỡng thúc đẩy sự tăng trưởng về thể trạng. Nếu tôm thiếu dinh dưỡng chậm lớn, lớp vỏ không đầy nứt, làm cho tôm khó lột xác.

Bà con cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm gồm; thức ăn tự nhiên, thức ăn công nghiệp cám viên, thức ăn tự chế, nên cho ăn hàm lượng protein đạm từ 32-45%. CÁCH BỔ SUNG THỨC ĂN CHO TÔM

Ngoài ra bà con cũng cần phải biết cách điều chỉnh định lượng thức ăn cho tôm từng giai đoạn phát triển mới có thể mang lại sự hiệu quả tối đa nhất. Bà con xem cách cho tôm ăn theo từng giai đoạn

2- Khoáng chất

Khoáng rất cần thiết cho nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là tôm, vì tôm có lớp vỏ cần sự hỗ trợ các chất khoáng như Ca, Mg…đây là khoáng chất giúp vỏ tôm chắc khỏe bảo vệ cơ thể.

Trong nuôi tôm công nghiệp với mật độ dày đặc thì khi lột xác; thông thường lột xác đồng loạt làm cho lượng khoáng trong môi trường nước giảm đột ngột, khoáng không đủ, lớp vỏ lâu hình thành và cứng chắc lại, rất dễ bị dịch bệnh tấn công.

Cách làm tôm lột xác nhanh bà con có thể xem thêm cách bổ sung khoáng và nhận biết tôm thiếu khoáng hay không. Mời bà con xem bài viết này NHẬN BIẾT TÔM THIẾU KHOÁNG

3- Môi trường

- Hàm lượng ôxy hòa tan:

Bà con cần phải duy trì oxy hòa tan từ 4-6mg/l trong giai đoạn tôm lột xác, trời âm u, lúc về đêm. Cần tăng cường chạy quạt nước, hệ thống oxy đáy phải đảm bảo.

- Độ mặn:

Độ mặn cho tôm thích hợp để phát triển là từ 10-25‰. Bà con không nên để độ mặn quá cao hoặc quá thấp.

Nếu độ mặn cao trên 25‰ thì lớp vỏ tôm dày và độ cứng cao khó lột xác. Ngước lại nếu độ mặn thấp, hàm lượng khoáng thấp ảnh hưởng đến sự phát triển lớp vỏ. Chính vì vậy bà con nên để độ mặn ổn định không quá cao hoặc quá thấp.

- pH

pH cho tôm phát triển tốt nên duy trì từ 7.5 – 8.0 , đến giai đoạn tôm lột xác độ pH cần duy trì ở mức 7.0 – 8.5

Nếu độ pH tăng cao sẽ làm cho khí độc NH3 tồn đọng trong ao, ảnh hưởng đến môi trường tôm sống, nếu pH thấp thì khí độc H2S sẽ tăng mạnh làm cho tôm chết.

- Độ kiềm:

Độ kiềm là khả năng trung hòa axit của nước trong ao thể hiện tổng số các ion có tính bazo trong như bicarbonat và hydroxit.

** Tôm thẻ chân trắng thích hợp độ kiềm 120-180mg/l

** Tôm sú thích hợp độ kiềm từ 80-120mg/l

4- Ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh

Phòng chống dịch bệnh từ xa

Luôn xử lý môi trường nước, hạn chế vi khuẩn phát triển tấn công tôm. Đặc biệt tôm lột xác, vì giai đoạn này vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể tôm.

Thường xuyên sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý nước, tao nguồn thức ăn dinh dưỡng tự nhiên, luôn theo dõi sát tôm nuôi mỗi ngày.

 Qua thông tin chia sẻ trên bà con có thể hiểu được cách làm tôm lột xác nhanh, đều, phát triển mạnh về kích thước, trọng lượng tôm, nhanh chóng đạt được tôm size lớn.