Hỗ trợ trực tuyến

AQUA MINA HƯỚNG DẪN GÂY MÀU NƯỚC AO TÔM

Nước là môi trường sống trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, màu nước rất quan trong gây ảnh hưởng đến vật nuôi. Vậy người nuôi cần phải gây màu nước ao tôm tạo điều kiện thuận lợi cho ao nuôi

Ngày đăng: 12-07-2024

150 Lượt xem

I. Yếu tố ảnh hưởng đến màu nước:
- Màu nước trong ao nuôi ảnh hưởng đến một số yếu tố như:
+ Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước.
+ Các phiêu sinh vật sống trong môi trường nước phát triển tốt sẽ vừa là thức ăn cho tôm vừa có thể che bớt ánh sáng làm cho tảo dưới đáy ao chậm phát triển.
+ Trong giai đoạn đầu thả nuôi tôm nếu hàm lượng thức ăn tự nhiên tăng có lợi cho tôm, giúp giảm lượng thức ăn hữu cơ, giảm mầm bệnh phát sinh trong quá trình nuôi.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo, nếu tảo phát triển quá mạnh đặc biệt là tảo độc như: tảo lam, tảo sợi, tảo giáp sẽ vô cùng nguy hiểm cho tôm nuôi.
gay mau nuoc ao tom
 
II. Phương pháp gây màu nước ao tôm :
Gây màu nước bằng chất vô cơ:
Sử dụng phân bón hóa học cho ao nuôi như phân ure phosphate ( N-P-K+ 16:2:0); ure (N2H4CO); N-P-K (46:0:0) hay super phosphate(N-P-K= 16:16:16). Trong đó, ure phosphate được bà con sử dụng nhiều nhất với lượng bón từ 40-50 kg/ha ( bón trong 20-25 ngày).
Cách bón phân: Hòa tan phân bón với nước theo liều lượng quy định của nhà sản xuất rồi tạt đều quanh ao.
Khi gây màu nước thành công, tảo phát triển, độ trong đạt trong mức từ 30-40 cm thì có thể tiến hành thả tôm nuôi.
Gây màu nước bằng cám gạo, bột đậu nành:
Phương pháp thứ nhất: trộn đều hỗn hợp gồm cám ngô + bột cá + bột đậu nành theo tỉ lệ 2:1:2, sau đó nấu chín và mang đi ủ kín khoảng 2-3 ngày. Khi thời gian ủ, tiến hành dùng cám ủ bón lên ao để gây màu với liều lượng từ 3-4 kg/1000m3 nước, thực hiện liên tục trong 3 ngày hoặc đến khi đạt độ trong cần thiết (thông thường từ 30-40 cm). Sau 7 ngày, tiếp tục bón bổ sung với liều lượng ít hơn 1/2 so với ban đầu.
Phương pháp thứ hai: trộn hỗn hợp gồm mật gỉ đường + cám gạo + bột đậu nành theo tỉ lệ 3:1:3. Hỗn hợp này không cần nấu chín mà sau khi trộn đều mang ủ khoảng 12 giờ. Sau thời gian ủ, dùng cám ủ để gây màu cho ao với liều lượng 2-3 kg/1000m3 nước, thực hiện bón liên tục trong 3 ngày đến khi đạt độ trong cần thiết. Và sau 7 ngày cũng bón bổ sung với liều lượng bằng 1/2 so với ban đầu.
 
Gây màu nước bằng chế phẩm sinh học:
Việc sử dụng chế phẩm sinh học để nuôi các phiêu sinh là đặc dụng nhất, vì nó chủ động đưa vào nước ao nuôi một hệ vi sinh vật có lợi, nhằm giúp các loại tảo có ích phát triển và hạn chế các loại tảo có hại.
Các chế phẩm sinh học vừa làm sạch nước, gây màu, giảm khí độc còn phòng bệnh và kích thích tôm sinh trưởng. Nếu ao nuôi khó gây màu nước, có thể do nước ao thiếu nguồn tảo cần thiết, nên lấy nước ở ao có màu nước tốt làm nguồn giống cho vào các ao này, rồi sử dụng chế phẩm sinh học để thúc đẩy các sinh vật phù du hữu ích phát triển.
 
III. Nguyên nhân không gây được màu nước thường gặp:
– Số lượng tảo trong nguồn nước (nước ngầm, nước nghèo dinh dưỡng) phải cho vào ao ít, ví dụ như bể ương nổi, hồ cao triều, ao lót bạt, ao đất cát… không đủ dinh dưỡng, thiếu các muối dinh dưỡng mà các loại tảo cần để sinh trưởng
– Sử dụng các thuốc giải độc có tác dụng phụ lớn, tiêu diệt các loại tảo và vi sinh vật, kìm hãm sự sinh trưởng và sự phát triển của nó
– Nước ao axit
– Mặc dù bón phân nhưng thiếu một vài loại muối dinh dưỡng hoặc đã mất tác dụng gây màu, các loại tảo cũng không phát triển nổi
– Trời mưa, không đủ ánh sáng mặt trời hoặc là do nhiệt độ thấp kìm hãm tốc độ sinh sôi phát triển của tảo
– Các động vật phù du ăn tảo trong nước nhiều (trùng bánh xe, các loại giáp xác chân chèo, Brine Shrimp)
– Trong nước có quá nhiều tảo tạp (Cladophora, Enteromorpha Prolifra, cỏ mương… vẫn gọi là “rêu”) ức chế sinh sôi phát triển của tảo đơn bào.
 

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

NHAN-VIEN-TU-VAN.jpg (17 KB)

1800 6071 (Miễn phí gọi tới)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

Sidebar.jpg (99 KB)

FANPAGE

TUYỂN ĐẠI LÝ BĂNG KEO

bang keo flex tape chinh hang.jpg (384 KB)

QUY CHẾ SÀN GIAO DỊCH

QUY CHE 1.jpg (28 KB)